Đọc sách có thể hiểu theo nghĩa thông thường là đọc sách báo giấy hay trên mạng internet. Hiểu rộng hơn thì có thể “đọc” từ một dòng suối trên núi, những hòn đá dưới suối, chiếc lá xoay tròn theo dòng nước, con cá nhỏ đang bơi, đám mây bay, mưa rơi, v.v. và muôn vàn thứ khác trong cuộc đời xem chúng muốn nói với ta điều gì. Tương truyền Khổng Tử đứng ngắm dòng sông và than rằng "Cứ chảy mãi thế này ư?". Dường như ông đã "đọc" được điều dòng sông muốn nói, đó là cuộc sống là một dòng chảy vô tận. Đức Phật khi còn là một vị vua trẻ - đang sống trong nhung lụa và chưa biết gì về cuộc đời - một hôm đi ra phía ngoài cung điện và nhìn thấy những người già sắp chết, người nghèo khổ cùng cực, người tàn tật ốm đau, và Người đã "đọc" được thông điệp về đời người là sinh bệnh lão tử. “Thông minh” theo tiếng cổ Hy-Lạp có nghĩa đen là đọc giữa các hàng chữ. Đọc sách theo nghĩa thông thường đã cần phải thông minh. “Đọc” theo nghĩa rộng thì lại càng cần thông minh. Đọc sách có lẽ cũng giống như đãi vàng vậy. Số lượng và chất lượng thu được phụ thuộc vào sự cần cù, phương pháp đọc và sự may mắn. Có một số rất ít người ít đọc sách theo nghĩa thông thường, nhưng Trời lại ban cho họ khả năng “đọc” trực tiếp từ thiên nhiên và từ cái tâm mênh mông của họ. Vì không phải mất công gạn lọc “sạn” thường là có rất nhiều trong các loại sách thông thường, họ hiểu rất nhanh, sâu và rộng mọi vấn đề. Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Chúa Giê-su và những bậc thánh hiền, minh triết lớn trong lịch sử là những người như thế. Còn chúng ta - những người bình thường - thì không có cách nào khác là phải ra sức “đãi cát tìm vàng”.
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010
Suy Nghĩ về Đọc Sách
Đọc sách có thể hiểu theo nghĩa thông thường là đọc sách báo giấy hay trên mạng internet. Hiểu rộng hơn thì có thể “đọc” từ một dòng suối trên núi, những hòn đá dưới suối, chiếc lá xoay tròn theo dòng nước, con cá nhỏ đang bơi, đám mây bay, mưa rơi, v.v. và muôn vàn thứ khác trong cuộc đời xem chúng muốn nói với ta điều gì. Tương truyền Khổng Tử đứng ngắm dòng sông và than rằng "Cứ chảy mãi thế này ư?". Dường như ông đã "đọc" được điều dòng sông muốn nói, đó là cuộc sống là một dòng chảy vô tận. Đức Phật khi còn là một vị vua trẻ - đang sống trong nhung lụa và chưa biết gì về cuộc đời - một hôm đi ra phía ngoài cung điện và nhìn thấy những người già sắp chết, người nghèo khổ cùng cực, người tàn tật ốm đau, và Người đã "đọc" được thông điệp về đời người là sinh bệnh lão tử. “Thông minh” theo tiếng cổ Hy-Lạp có nghĩa đen là đọc giữa các hàng chữ. Đọc sách theo nghĩa thông thường đã cần phải thông minh. “Đọc” theo nghĩa rộng thì lại càng cần thông minh. Đọc sách có lẽ cũng giống như đãi vàng vậy. Số lượng và chất lượng thu được phụ thuộc vào sự cần cù, phương pháp đọc và sự may mắn. Có một số rất ít người ít đọc sách theo nghĩa thông thường, nhưng Trời lại ban cho họ khả năng “đọc” trực tiếp từ thiên nhiên và từ cái tâm mênh mông của họ. Vì không phải mất công gạn lọc “sạn” thường là có rất nhiều trong các loại sách thông thường, họ hiểu rất nhanh, sâu và rộng mọi vấn đề. Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Chúa Giê-su và những bậc thánh hiền, minh triết lớn trong lịch sử là những người như thế. Còn chúng ta - những người bình thường - thì không có cách nào khác là phải ra sức “đãi cát tìm vàng”.
Nếu nhìn trên một bình diện cao hơn nữa thì sách lại hạn chế. Sách cho kiến thưc, nhưng không cho tri thức thật sự. Sách tạo điều kiện nhưng sách cũng cản trở. Nên đọc đúng đắn là đọc mà không vướng. Đọc để vứt bỏ, không phải để giữ lại.
Trả lờiXóaCó những người nhìn từ góc độ đọc thì họ chẳng đọc bao giờ hay rất ít, nhưng đầy tuệ giác. Nên câu hỏi lớn là tuệ giác từ đâu mà ra?