Dù
ta có tin tưởng “mãnh liệt” vào một ý tưởng nào đi nữa, dù có khắc lên đá, huy động
hàng triệu người hô “muôn năm” và in ra hàng triệu cuốn sách để ủng hộ những thứ
ta tin, cố định chúng trong những văn bản giấy tờ quan trọng nhất, v.v. thì
chúng ta vẫn chỉ như nhà thờ Thiên chúa giáo thời trung cổ tin rằng Trái Đất đứng
yên mà thôi. Còn cuộc sống thì vẫn cứ đổi thay, như Ga-li-lê nói, “nó vẫn quay”!
Vạn vật đều chuyển động.
Quả đất ngừng quay là mọi vật sẽ chết. Dòng sông ngừng chảy là dòng sông chết.
Máu ngừng tuần hoàn là cơ thể chết. Một quốc gia, một tư tưởng, một con người
ngừng đổi mới sẽ nhanh chóng thoái hóa.
Có một cuốn sách rất hay là 'Nơi hội ngộ của trái tim', trong đó có cuộc đối thoại của Chúa, Jesus và nhân vật. Chúa nói Ta là tình yêu. Nhân vật nói đến quyền, nhưng Chúa chỉ nói đến tình yêu. Con người có nhiều quyền - điều đó chẳng giải quyết được gì. Chẳng hạn như Chúa nói một người được bảo vệ không phải vì nó có quyền được bảo vệ, mà vì nó được yêu thương. Người nghèo đòi pháp luật bảo vệ nhưng họ vẫn nghèo vì xã hội đâu có yêu thương họ? Nên vì không có yêu thương nhân loại mới nói đến quyền.
Chúng ta hiểu được Jesus vì Chúa để cho Jesus làm người giống chúng ta. Nhưng chúng ta bị giới hạn trên trái đất cũng như con chim bị giới hạn bởi cái lồng. Luận điệu của chúng ta đều dựa trên cái lồng. Chúng ta hạn chế biết chừng nào.
Điều kỳ diệu là nếu biết cách thoát khỏi tư duy cái lồng, ta sẽ thấy Chúa và Phật đang ngồi uống rượu cùng nhau.
Có một cuốn sách rất hay là 'Nơi hội ngộ của trái tim', trong đó có cuộc đối thoại của Chúa, Jesus và nhân vật. Chúa nói Ta là tình yêu. Nhân vật nói đến quyền, nhưng Chúa chỉ nói đến tình yêu. Con người có nhiều quyền - điều đó chẳng giải quyết được gì. Chẳng hạn như Chúa nói một người được bảo vệ không phải vì nó có quyền được bảo vệ, mà vì nó được yêu thương. Người nghèo đòi pháp luật bảo vệ nhưng họ vẫn nghèo vì xã hội đâu có yêu thương họ? Nên vì không có yêu thương nhân loại mới nói đến quyền.
Trả lờiXóaChúng ta hiểu được Jesus vì Chúa để cho Jesus làm người giống chúng ta. Nhưng chúng ta bị giới hạn trên trái đất cũng như con chim bị giới hạn bởi cái lồng. Luận điệu của chúng ta đều dựa trên cái lồng. Chúng ta hạn chế biết chừng nào.
Điều kỳ diệu là nếu biết cách thoát khỏi tư duy cái lồng, ta sẽ thấy Chúa và Phật đang ngồi uống rượu cùng nhau.
Họ ở bên canh ta, trong ta.
À, em có ý nữa là anh chỉ trách nhà thờ, chứ không trách Chúa nhé.Điều này giống như chỉ nên trách người chơi nhạc, không trách Beethoven.
Trả lờiXóa