Tổng số lượt xem trang
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
Tư tưởng của Con Kiến
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Kinh Phật
Đạo Phật đã tồn tại hàng ngàn năm, đã đi sâu vào cuộc sống và có vai trò lớn trong việc giữ gìn cái thiện và làm giảm cái ác. Sách vở Phật giáo “thiên kinh vạn quyển” vô cùng đồ sộ. Tuy nhiên, chúng được viết ra bởi những người sống cách đây hàng mấy ngàn năm, rồi hình như lại có xu hướng giữ nguyên trạng kinh điển. Vì thế nó trở nên ngày càng khó hiểu đối với đại chúng – đối tượng chính của Phật giáo, và có thể cả với những người theo con đường tu hành. Trong lịch sử Phật giáo đã có những lần “đại tu” kinh sách sau khi Phật qua đời. Có lẽ cần có một cuộc đại tu vào thế kỷ 21 này để làm cho cái kho tàng quý giá của nhân loại trở nên gần gũi với đại chúng hơn, và từ đó góp phần xứng đáng hơn vào việc “giải thoát” cái phần “Người” trong Con Người để vượt qua cái bể khổ mênh mông của xã hội hiện đại, khi con người ngày càng chìm sâu vào tiêu thụ và vật chất.
Trường học làm Người
Có một số người sinh ra với trái tim tràn đầy yêu thương và bao dung. Họ thực là may mắn vì được Trời Đất ban cho cái hạnh phúc tột cùng ấy. Tạm gọi họ là loại “Trắng”. Có một số ít người khác thì lại vô cùng bất hạnh bởi họ là một thứ “phế phẩm” của Chúa Trời, sinh ra với một “trái tim đá” không mảy may yêu thương và có thể thản nhiên làm những việc tàn ác khủng khiếp nhất mà không một chút rung động. Có thể gọi họ là loại “Đen”. Loại Trắng có lẽ không cần phải “học” gì nữa. Loại Đen thì có học bao nhiêu cũng vô ích. Đa số chúng ta thì không đen quá mà cũng không trắng tinh, tạm gọi là loại “nhờ nhờ”, trắng đen tốt xấu lẫn lộn. Nếu như có một thứ trường mà chúng ta phải học suốt đời thì đó là “Trường học làm Người”. Mục đích của trường là giúp ta thêm trắng bớt đen. Nếu ta may gặp được thày giỏi bạn tốt, cộng với sự cố gắng của bản thân thì cuối cùng ta có thể vươn lên thành loại “Trắng”. Ngược lại, ta sẽ biến dần thành loại “Đen”.
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Lời “Xưng Tội” của Các Mác
- Đức tính cha quý nhất: Giản dị
- Đức tính quý nhất ở người đàn ông: Mạnh mẽ
- Đức tính quý nhất ở người đàn bà: Dịu hiền
- Đặc điểm chủ yếu của cha: Kiên trì một mục tiêu
- Quan niệm của cha về bất hạnh: Khuất phục
- Tính xấu cha dễ tha thứ nhất: Nhẹ dạ cả tin
- Tính xấu cha dễ tha thứ nhất: Nhẹ dạ cả tin
- Tính xấu cha ghét nhất: Qụy lụy
- Công việc cha yêu thích: Đọc sách
- Nhà thơ cha yêu thích: Shakespear, Goethe, Dante, Aeschylus
- Nhà văn cha yêu thích: Diderot, Lessing, Hegel, Balsac
- Châm ngôn cha thích nhất: “Không có gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi”
- Khẩu hiệu của cha: “Hãy hoài nghi tất cả! ”
Cha tôi chưa “xưng tội” bao giờ bởi Người không theo Công giáo như Mẹ. Nhưng cuộc đời của Người đã viết lên bản “tự thú” ấy. Mà có lẽ nó cũng không khác bản của Marx mấy, bởi không chỉ “mê” cái lý tưởng và cuộc đời của con người vĩ đại ấy, Người đã sống như vậy.
Viết nhân ngày giỗ Cậu 14-10 Quý Mùi.
Con đường và Ngọn đuốc
Trái Đất là nơi Tạo Hóa sinh ra, thử thách và hoàn thiện Con Người. Vì thế không có cuộc đời nào, con đường nào là dễ dàng, sáng sủa cả. Mỗi người đều phải đi trên con đường của mình và không thể “nhảy” sang con đường của người khác. Các nhà tư tưởng, các triết gia, các bậc thánh hiền, những người thông minh và giỏi giang ở mọi thời đại lúc đầu cũng phải mò mẫm trên con đường của mình. Họ thắp lên những ngọn đuốc để soi sáng con đường cho bản thân. Những ngọn đuốc ấy cũng giúp soi sáng phần nào những con đường của người khác, của chúng ta. Nhưng ánh sáng đó chỉ có thể giúp ta phần nào thôi. Cuối cùng, để có thể tìm ra đường và đi tới đích, mỗi người phải thắp lên ngọn đuốc của mình.
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
Học, học nữa, học mãi!
Hà Nội có nhiều trường phổ thông và đại học với rất nhiều học sinh, sinh viên. Ta thường gặp họ, những người trẻ trung, tươi vui, hồn nhiên ấy trên khắp các chuyến xe buýt trong thành phố. Thực ra thì tất cả chúng ta cũng đều là sinh viên cả. Chúng ta học chung một trường lớn có tên gọi là “Cuộc Đời”. Ta có thể học suốt ngày đêm bởi ngôi trường này có “chi nhánh” ở khắp mọi nơi và không bao giờ đóng cửa cả. “Giáo viên” thì cũng vô cùng nhiều và ở khắp nơi bởi bất kỳ ai cũng là sinh viên mà đồng thời lại có thể là “thầy”. Nội dung học thì vô cùng rộng lớn, rộng như chính cuộc sống vậy. Và điều quan trọng nhất là ta phải học suốt đời vì không bao giờ có thể học xong và “tốt nghiệp” cả. Ngày nay chúng ta không còn trích dẫn Lê Nin – có lẽ không hẳn bởi ông sai, mà là không còn “mốt” nữa, mà với tư duy kiểu "bầy đàn", ta chỉ thích cái gì “mốt” thôi – nhưng ít nhất, ông đã nói một câu đáng nhớ:
“Hãy học, học nữa, và học mãi!”
“Hãy học, học nữa, và học mãi!”
Lời hứa
Lời hứa là món nợ. Vì thế ta phải thận trọng khi hứa, và đã hứa là phải làm. Những điều ta thầm hứa với lương tâm mình lại càng phải cẩn trọng và quyết tâm hơn vì không có ai giám sát và “đòi nợ” cả ngoài lương tâm ta.
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011
Chủ nghĩa Tư bản đang chết?
Trong vòng năm thập niên qua, tăng trưởng đã trở thành chính sách quan trọng duy nhất ở khắp thế giới. Nền kinh tế toàn cầu giờ đây lớn gấp năm lần so với nửa thế kỷ trước. Cứ đà tăng trưởng này thì đến năm 2100 nó sẽ lớn gấp 80 lần. Nhưng nó hoàn toàn không thích ứng với nguồn tài nguyên hạn chế và hệ sinh thái mong manh. Chủ nghĩa tư bản phương Tây dựa trên tăng trưởng để đảm bảo ổn định. Khi tăng trưởng bị chững lại – như xảy ra gần đây – các chính khách thì hoang mang, còn các công ty thì chật vật tồn tại. Dân chúng mất việc làm, và đôi khi mất cả nhà nữa. Vòng xoáy suy thoái hé lộ dần. Chất vấn tăng trưởng vốn bị coi là hành động của những kẻ mất trí, của người lý tưởng và các nhà hoạt động cách mạng. Nhưng nay chúng ta phải xem xét lại vấn đề này. Huyền thoại tăng trưởng kinh tế đã cho chúng ta bài học thất bại. Tăng trưởng đã chẳng giúp được gì cho hai tỉ người chỉ sống với dưới hai đôla một ngày. Nó làm đổ vỡ hệ sinh thái mong manh, nền tảng cho sự tồn tại của loài người. Nó đã thất bại trong nỗ lực tạo ra một nền kinh tế ổn định và đảm bảo cuộc sống mọi người. Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh. Nhưng khủng hoảng kinh tế cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để đầu tư vào sự thay đổi, để loại bỏ tư duy thiển cận đã làm hoen ố xã hội suốt bao nhiêu năm, để tiến hành một cuộc đại tu tận gốc các thị trường tư bản vốn hoạt động yếu kém. Thực trạng đầu cơ vô độ về hàng hóa và các sản phẩm tài chính đưa thế giới tài chính đến bờ vực sụp đổ chỉ ba năm trước đây. Đầu tư vững chắc vào tài sản có giá trị lâu dài như công nghệ sạch với hàm lượng các-bon thấp, y tế, giáo dục, nhà cửa chất lượng tốt, hệ thống giao thông hiệu quả, các khu nhà công và không gian mở là đầu tư vào tương lai của cộng đồng chúng ta. Kiếm lời một cách tàn nhẫn từ tiền thuế của người dân là vô đạo đức. “Bàn tay vô hình” của thị trường phải được thuần hóa để phục vụ mọi người. Những tháng ngày mà ta tiêu tiền vào những thứ ta không cần chỉ cốt để làm người khác phải trầm trồ đã hết rồi.
Giáo sư Tim Jackson – Trích từ BBC tiếng Việt.
Trò chơi của Thượng Đế
Vận hành và bảo dưỡng
Con người là một cái máy. Cũng như mọi thứ máy móc, chạy một thời gian thì cái máy “người” cũng cần được nghỉ ngơi, bảo dưỡng, thay những chi tiết đã hao mòn thì mới có thể tiếp tục hoạt động tốt. Nếu “ông chủ” tham lam không cho máy nghỉ, nó sẽ chạy kém, cho ra sản phẩm kém. Nếu ép quá, nó có thể gãy, vỡ và thậm chí hỏng hẳn không chữa được nữa. Ta là chủ của cái máy tuyệt vời và vô cùng tinh vi đó. Cũng như với các thứ máy khác, ta cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt “hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng” thì cái máy cơ thể ta mới phục vụ được tốt và lâu dài.
Ai đúng, ai sai?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)