Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Thượng Đế và Con Người



Nhận ra là mình còn biết rất ít là khởi đầu đúng của hiểu biết.

Bạn cho rằng bạn hiểu biết ư ? Thế bạn biết gì về con kiến nào?

Chúng ta thường lạm dụng sự kém hiểu biết của người khác để thống trị họ, thu lợi cho bản thân. Điều này thể hiện từ mức độ cá nhân đến quốc gia từ xưa đến nay.

Kẻ ngốc và lố bịch thường thích khoe khoang "hiểu biết" của mình.

Dù có hiểu biết nhiều bao nhiêu đi nữa, bạn vẫn mới chỉ biết một phần hết sức ít ỏi so với kiến thức của loài người. Những gì con người đã biết mới chỉ là một vũng nước nhỏ so với đại dương, đúng hơn là vũ trụ mênh mông của những gì chưa biết.

Cách đây 2500 năm ở thời cổ Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống hàng trăm nhà Nho vì họ theo tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử. Vào thế kỷ 17, nhà thiên văn Bruno bị nhà thờ La Mã thiêu sống vì tuyên bố trái đất không phải là trung tâm vũ trụ. Nửa đầu thế kỷ 20, Đức Quốc xã đốt sách của Marx và Freud. Gần đây, một nhà thơ bị giáo chủ một nước xử tử hình vắng mặt vì “xúc phạm” kinh thánh của họ. Còn hiện nay, không ít nhà cầm quyền dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn cản việc tiếp cận những gì họ không thích trên internet. Thời đại và biện pháp có khác nhau, song điểm giống nhau là các nhà cầm quyền độc tài ở mọi thời đại đều sợ những tư tưởng vượt quá hiểu biết của họ hoặc cảm thấy có thể làm lung lay quyền lực của họ. Suy rộng ra nữa thì mọi cá nhân ít nhiều đều hành xử tương tự. Ta thường phê phán những gì trái ý ta và vượt quá tầm hiểu biết của mình.

Chúng ta hiểu người khác quá ít, thậm chí cả những người gần xung quanh ta vì ta không quan tâm đến họ nghĩ gì, lo lắng, buồn vui về cái gì. Chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân thôi. Đó là lý do tại sao mâu thuẫn, xung đột luôn tồn tại. Quan hệ giữa các nước cũng thế thôi.

     Con người không thể biết Thượng Đế, cũng như cái máy tính, dù có siêu đẳng đến đâu cũng không thể biết người làm ra chúng. Vì không thể biết nên con người tự tạo ra vô số thượng đế, thánh thần rồi các loại “ăn theo” như “thầy” này “thầy” nọ theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình, để rồi lại bị trói buộc, thất vọng và khổ đau bởi chính sự tưởng tượng đó.

     Nhng máy tính đin t thông minh nht – dù có th làm hàng triu phép tính trong một giây, v.v. cũng không hiu được là con người to ra chúng. Tương t như vy, con người, mt loại “siêu máy tính” cũng không bao giờ biết được ai đã to ra mình, tạo ra như thế nào và để làm gì. Vì không biết, con người đành gọi cái “không-thể-biết” đó là Thượng Đế, Tạo Hóa, Trời, v.v.

     Từ trên máy bay nhìn xuống biển Bắc Băng Dương mới thấy cái mênh mông vô tận của hàng ngàn vạn ngọn núi băng trắng xóa dưới mặt trời sáng rực. Ấy là phần lớn chúng ta đều chưa được nhìn Trái Đất từ trên tàu vũ trụ. Rồi lại còn từ vũ trụ mà nhìn vào các ngôi sao, thiên hà, v.v. Con người thật quá kiêu ngạo và ngây thơ khi không nhận ra sự nhỏ bé của mình trước tạo hóa.

     Ngày nay ta biết rằng mặt trời vĩ đại chói lòa thực chất chỉ là một ngôi sao bình thường, một trong vô vàn chấm sáng li ti ta thấy trên bầu trời đêm. Ấy là còn vô vàn “mặt trời” khác ở xa hơn nên chỉ có thể thấy bằng kính viễn vọng. Rồi có thể còn hàng tỷ nữa mà kính viễn vọng cũng chưa thấy được. Chỉ một việc này thôi cũng không khỏi làm ta tự hỏi câu hỏi cổ xưa của loài người từ khi biết nghĩ: Ai tạo ra tất cả những cái này? Và để làm gì? Rồi nếu ta biết được “Người Ấy” là ai rồi thì ai tạo ra “Người Ấy”? Đó là một câu hỏi không có câu trả lời cuối cùng.            

     Người họa sỹ, nhà thơ vẽ hay làm thơ về cỏ hoa, mây núi, mưa rơi, tuyết bay, sông chảy, thác đổ vì cảm cái đẹp của chúng mà nên tranh nên thơ. Họ biết rằng không bút nào có thể mô tả hết được cái đẹp, cái uy, cái hùng của trời đất.  Còn bọn phàm phu chúng ta thì thiên nhiên đẹp mê hồn như vậy thì không ngắm mà lại chăm chăm vào bảo tàng để xem tranh. Có kẻ cậy lắm tiền còn mua về để làm của riêng. Còn nếu có ngắm núi sông thì lại bảo chúng “đẹp như trong tranh” hoặc “đẹp như một bài thơ”. Nhưng Trời Đất thật bao dung, nếu không thì đã cho chúng ta mấy cái bạt tai vì cái tội ngu xuẩn và “phạm thượng” này.

     Thiên nhiên là sự tuần hoàn vĩnh cửu của sự sống và cái chết. Con người và mọi sinh vật khác chết đi thì hòa vào đất và trở thành đất. Từ đất, cỏ cây hoa trái sinh ra. Cỏ cây hoa trái lại nuôi người và các loài vật. Trong cái sống đã có cái chết và ngược lại, trong cái chết đã có mầm mống của sự sống. Có lẽ những người thông thái cổ xưa ở Ấn Độ đã ngụ ý này khi họ nói đến sự tái sinh, đầu thai, v.v.  

     Nhờ phát triển thiên văn, ngày nay ta biết rằng Trái Đất chỉ là một hạt bụi nhỏ và mờ nhạt tới mức khó có thể nhận ra trong một vũ trụ rộng lớn ngoài sức hiểu biết của con người. Ấy thế mà trên cái “hạt bụi” ấy lại có hàng tỷ con người và các loại sinh vật. Rồi trong cái đầu của mỗi một con người lại chứa một bộ óc có tới hàng tỷ “nơ-ron” thần kinh. Mà biết đâu nơ-ron vẫn chưa phải là bé nhất. Đấy là “phần cứng”. Còn “phần mềm” – tất cả những suy nghĩ, kiến thức, xúc cảm trong đầu ta ở đâu ra? Khoa học ngày càng phát triển thì con người ngày càng hiểu ra rằng mình còn biết quá ít về cái gần nhất là bản thân mình chứ chưa nói đến cái xa nhất là tỷ tỷ các thiên hà trong vũ trụ. Mà chắc gì đó đã là xa nhất.

     Sức mạnh của thiên nhiên không chỉ là động đất, sóng thần, núi lửa và bão lũ. Sức mạnh ấy còn biểu hiện chính trong ta.

     Mỗi người chúng ta là một phần trong cái kế hoạch sáng tạo vĩ đại của thiên nhiên. Bổn phận của ta là đem hết sức mình để thực hiện nhiệm vụ Trời-Đất trao cho ta. Nhiệm vụ đó là sống hết khả năng sống Tạo Hóa ban cho, yêu thương đồng loại và vạn vật, làm mọi điều có thể để gìn giữ cuộc sống của con người và vạn vật trên Trái Đất.

      Nếu đến một lúc nào đó mà Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn, như khi bị hút vào một cái “lỗ đen” vũ trụ chẳng hạn thì ta cũng phải hiểu rằng đó là một phần trong cái “kế hoạch tổng thể” của “Chúa Trời” mà thôi. Thực ra những sự hủy diệt như thế xảy ra “hàng ngày” trong vũ trụ theo cái quy luật sinh diệt muôn thuở mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét