Các bậc chân tu xưa thường vào rừng sâu hay lên núi cao có lẽ để được sự yên tĩnh và tránh xa cám dỗ của chốn thị thành. Ngày nay, sự cám dỗ của xã hội tiêu dùng và tự do cá nhân đối với “lục căn” còn mạnh hơn nhiều. Vì thế, “tu” ngày nay cũng khó hơn.
Nếu đã thực sự theo đạo lý, mọi cám dỗ đâu còn có ý nghĩa gì? Có lẽ vì thế có những bậc chân thiền đời xưa nói rằng tu được ở giữa chốn thị thành mới là chân tu.
Tu khó. Có lẽ vì thế nên Phật giáo xưa mới khuyến
cáo là có thể phải cần nhiều kiếp thì mới đạt. Song nếu thật sự chân thành và tỉnh
thức, kết quả có thể thấy ngay.
Tu dưỡng có lẽ giống như đi trên dây vậy, một chút mất “thăng bằng”, một tí mất tập trung là ngã xuống đất ngay. Nhưng điều quan trong hơn là lại “lên dây” và tiếp tục đi.
Tu dưỡng có lẽ giống như đi trên dây vậy, một chút mất “thăng bằng”, một tí mất tập trung là ngã xuống đất ngay. Nhưng điều quan trong hơn là lại “lên dây” và tiếp tục đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét