Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Con vật xã hội

Chúng ta đều coi thường những người mà chúng ta cho rằng không thể có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc đời của ta. Nhưng ta lại quên rằng ta cũng bị đối xử như vậy bởi một số kẻ khác vì lý do tương tự. Có lẽ vì vậy nên ngày xưa, Khổng tử đã dạy là những gì ta không thích trong cách mọi người đối xử với mình thì cũng đừng làm như vậy đối với người khác.

Không giao tiếp, ta không biết được lòng ta và lòng người ấm áp hay lạnh lẽo như thế nào.

Con người không ai giống ai, nhất là suy nghĩ. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ là chấp nhận sự khác biệt, dù là giữa hai người, hai dân tộc hay hai quốc gia cũng vậy. 

Con người là một con vật xã hội, luôn luôn sống trong mối quan hệ với người khác. Chúng ta không thể sống mà không có quan hệ. Thế nhưng ta lại luôn luôn gặp khó khăn trong mối quan hệ ấy. Để tránh khó khăn này, ta rút lui vào nơi trú ẩn, có thể là một ngôi nhà hay căn phòng riêng, hay một cõi nội tâm riêng. Ở đó, ta lại phải đối mặt với nỗi cô độc và cô đơn. Không chịu nổi, ta lại chạy trốn. Ta trốn vào công việc, internet, xem đá bóng, một quán bia, chơi bài, đi lễ chùa chiền, v.v. Nhưng ta cũng chẳng thể trốn mãi ở đó được. Sự trống rỗng, chán nản lại nhanh chóng chiếm hữu lòng ta. Đại để đó là cái vòng luẩn quẩn mà ta gọi là “cuộc sống” của chúng ta ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét