Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Toàn cầu hóa: Lợi và Hại

Toàn cầu hóa mang lại một số ích lợi qua những hoạt động như thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, du lịch, xuất khẩu lao động. Biên giới quốc gia không còn hữu hiệu để ngăn cản những làn sóng này, nhất là những làn sóng vô hình như truyền hình vệ tinh và internet. Làn sóng toàn cầu hóa cũng mang đến từ những thứ như thiết bị và công nghệ lạc hậu, đồ cũ phế thải cho đến lối sống đề cao quá mức thành công, tiền bạc, của cải, danh tiếng, hình thức bên ngoài, tự do cá nhân và tình dục.

Đã hàng vạn năm, con người sống theo từng nhóm, cách biệt nhau về địa lý, khác nhau về hình dáng, tiếng nói, lối sống, quan niệm, tôn giáo, trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, hiểu biết về thế giới, v.v. Mới khoảng một hai trăm năm nay, con người mới bắt đến các vùng đất khác nơi các nhóm người khác sinh sống. Vì thế có lẽ cần có thêm nhiều thời gian nữa để con người hòa đồng dần với nhau và hiểu nhau hơn, từ đó có thể sẽ bớt xung đột. Ngày nay, việc đi lại dễ dàng hơn, toàn cầu hóa, cùng với những phương tiện mới như intenet có thể thúc đẩy quá trình này.

Toàn cầu hóa làm cho thế giới vốn vô cùng rộng lớn và cách biệt thành nhỏ đi rất nhiều. Các nước trở nên gần gũi hơn, như các thành viên trong một gia đình lớn vậy. Nhưng nếu một người gặp tai họa thì những người khác cũng không thể sống yên ổn. Họ sẽ phải chịu chung hậu quả của tai họa và vì thế sẽ buộc phải tìm lối thoát bằng cách giúp đỡ người bị nạn hoặc rút ra khỏi cái "gia đình" ấy để sống tách biệt như xưa và sẽ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống cô lập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét