Trong thế chiến 2, Đức quốc xã đã làm những điều khủng khiếp như các cuộc thảm sát hàng loạt tù binh và thường dân, và đặc biệt là những phòng hơi ngạt và lò thiêu người tại các trại tập trung. Người ta vẫn khó hiểu nổi tại sao những người Đức ấy, trước chiến tranh cũng là những người công nhân hay nông dân bình thường như chúng ta thôi, lại có thể tàn ác đến như vậy? Chính những nông dân Nhật, vốn cần cù và hiền lành, đã biến thành ác quỷ khi hãm hiếp và giết chết hàng trăm ngàn phụ nữ ở Nam Kinh. Còn những thanh niên Mỹ, vốn là những chàng trai sáng láng và “hiền khô” lại biến thành những kẻ giết người máu lạnh, thảm sát một lúc 500 dân làng Mỹ Lai gồm cả phụ nữ và trẻ em. Rồi những người nông dân Khơ Me hiền lành như bao nông dân khác ở đồng bằng Mê Kông, đã biến thành một đội quân tàn bạo, giết chết cả triệu đồng bào mình, nhiều khi bằng chính cái cuốc họ dùng làm ruộng. Còn vô vàn những việc tương tự không thể nào kể hết. Có lẽ cái mầm ác, giống như một loại vi khuẩn, vẫn luôn có ở trong mỗi người chúng ta. Ở điều kiện bình thường, như trong hòa bình thì nó bị kiềm chế. Nhưng nó có thể bùng phát khi có điều kiện, như trong những hoàn cảnh chiến tranh như nói trên. Những người lính ấy vừa là kẻ có tội mà lại vừa là nạn nhân, bởi họ vốn không muốn làm những điều ác ấy. Kẻ có tội là những chính trị gia như Hitle, Pol Pot với những tham vọng chính trị và quyền lực đã đẩy loài người tới chỗ buộc phải chém giết nhau. Chúng là những ác quỷ trong bộ mặt người. Ngày xưa ở Ấn độ có một vị vua vô cùng tàn ác. Nhưng một ngày, Phật đánh thức được cái thiện trong ông ta. Sau đó, vị vua này đã trở thành một vị vua hiền nhất thời bấy giờ. Thiện và Ác luôn ở trong ta. Ý thức được điều đó, ta có thể làm cho Thiện phát triển hơn và Ác không có cơ hội bùng phát.
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
Thiện và Ác
Trong thế chiến 2, Đức quốc xã đã làm những điều khủng khiếp như các cuộc thảm sát hàng loạt tù binh và thường dân, và đặc biệt là những phòng hơi ngạt và lò thiêu người tại các trại tập trung. Người ta vẫn khó hiểu nổi tại sao những người Đức ấy, trước chiến tranh cũng là những người công nhân hay nông dân bình thường như chúng ta thôi, lại có thể tàn ác đến như vậy? Chính những nông dân Nhật, vốn cần cù và hiền lành, đã biến thành ác quỷ khi hãm hiếp và giết chết hàng trăm ngàn phụ nữ ở Nam Kinh. Còn những thanh niên Mỹ, vốn là những chàng trai sáng láng và “hiền khô” lại biến thành những kẻ giết người máu lạnh, thảm sát một lúc 500 dân làng Mỹ Lai gồm cả phụ nữ và trẻ em. Rồi những người nông dân Khơ Me hiền lành như bao nông dân khác ở đồng bằng Mê Kông, đã biến thành một đội quân tàn bạo, giết chết cả triệu đồng bào mình, nhiều khi bằng chính cái cuốc họ dùng làm ruộng. Còn vô vàn những việc tương tự không thể nào kể hết. Có lẽ cái mầm ác, giống như một loại vi khuẩn, vẫn luôn có ở trong mỗi người chúng ta. Ở điều kiện bình thường, như trong hòa bình thì nó bị kiềm chế. Nhưng nó có thể bùng phát khi có điều kiện, như trong những hoàn cảnh chiến tranh như nói trên. Những người lính ấy vừa là kẻ có tội mà lại vừa là nạn nhân, bởi họ vốn không muốn làm những điều ác ấy. Kẻ có tội là những chính trị gia như Hitle, Pol Pot với những tham vọng chính trị và quyền lực đã đẩy loài người tới chỗ buộc phải chém giết nhau. Chúng là những ác quỷ trong bộ mặt người. Ngày xưa ở Ấn độ có một vị vua vô cùng tàn ác. Nhưng một ngày, Phật đánh thức được cái thiện trong ông ta. Sau đó, vị vua này đã trở thành một vị vua hiền nhất thời bấy giờ. Thiện và Ác luôn ở trong ta. Ý thức được điều đó, ta có thể làm cho Thiện phát triển hơn và Ác không có cơ hội bùng phát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét