-->Ở đời có hai con đường. Đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa. Đường cong queo là con đường gian ác quỉ quyệt. Đi con đường thẳng là người quân tử. Đi con đường cong queo là kẻ tiểu nhân. Quân tử là người có chí khí cao, nhân cách và đạo đức tốt đẹp. Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém, tính cách hẹp hòi, hèn hạ, tham lam ích kỷ. Đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử. Quân tử học đạo để sửa mình cho thành người có phẩm chất cao quí, dầu bần cùng cũng vẫn là quân tử, không làm điều trái đạo. Tiểu nhân mượn tiếng học đạo để cầu danh cầu lợi, miệng nói đạo đức mà bụng nghĩ điều bất chính bất nghĩa, dẫu có chức quyền cao, tiền bạc nhiều vẫn là tiểu nhân. Người quân tử hiểu sâu việc nhân nghĩa nên dốc lòng làm việc nhân nghĩa. Tiểu nhân hám lợi mà bỏ việc nhân nghĩa. Quân tử theo lẽ Trời Đất nên tâm luôn thanh thản. Tiểu nhân nô lệ cho vật dục danh lợi nên trong lòng lúc nào cũng bất an lo lắng. Gặp lúc khó khăn, quân tử vẫn cố giữ khí tiết, không đổi thay, còn tiểu nhân ắt làm bậy. Lòng người quân tử nhân hậu, yêu cái chân cái thiện. Thấy ai có điều hay thì khuyến khích cho hay hơn nữa, thấy ai làm điều ác thì can ngăn. Lòng kẻ tiểu nhân vốn bạc, thích điều ác, thấy ai làm điều ác thì xui khiến để thành ác hơn, thấy ai làm điều thiện thì ghen ghét, tìm cách ngăn trở. Người quân tử lấy đạo lý làm gốc nên chỉ lo đạt tới đạo. Tiểu nhân thì chỉ lo xem có được danh lợi hay không. Học làm quân tử thì phải thành thật, không bao giờ dối người và tự dối mình. Kẻ tiêu nhân là kẻ giả đạo đức, dối mình và lừa người khác. Người quân tử phải giữ cân bằng hài hòa cái chất phác giản dị của nội dung với cái văn hoa của hình thức bên ngoài. Quá ít văn thì thô lỗ. Quá nhiều văn ít chất thì chỉ là hào nhoáng bề ngoài mà trong thì trống rỗng.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
Trần Trọng Kim bàn về Quân Tử và Tiểu Nhân
-->Ở đời có hai con đường. Đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa. Đường cong queo là con đường gian ác quỉ quyệt. Đi con đường thẳng là người quân tử. Đi con đường cong queo là kẻ tiểu nhân. Quân tử là người có chí khí cao, nhân cách và đạo đức tốt đẹp. Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém, tính cách hẹp hòi, hèn hạ, tham lam ích kỷ. Đạo của Khổng Tử là đạo người quân tử. Quân tử học đạo để sửa mình cho thành người có phẩm chất cao quí, dầu bần cùng cũng vẫn là quân tử, không làm điều trái đạo. Tiểu nhân mượn tiếng học đạo để cầu danh cầu lợi, miệng nói đạo đức mà bụng nghĩ điều bất chính bất nghĩa, dẫu có chức quyền cao, tiền bạc nhiều vẫn là tiểu nhân. Người quân tử hiểu sâu việc nhân nghĩa nên dốc lòng làm việc nhân nghĩa. Tiểu nhân hám lợi mà bỏ việc nhân nghĩa. Quân tử theo lẽ Trời Đất nên tâm luôn thanh thản. Tiểu nhân nô lệ cho vật dục danh lợi nên trong lòng lúc nào cũng bất an lo lắng. Gặp lúc khó khăn, quân tử vẫn cố giữ khí tiết, không đổi thay, còn tiểu nhân ắt làm bậy. Lòng người quân tử nhân hậu, yêu cái chân cái thiện. Thấy ai có điều hay thì khuyến khích cho hay hơn nữa, thấy ai làm điều ác thì can ngăn. Lòng kẻ tiểu nhân vốn bạc, thích điều ác, thấy ai làm điều ác thì xui khiến để thành ác hơn, thấy ai làm điều thiện thì ghen ghét, tìm cách ngăn trở. Người quân tử lấy đạo lý làm gốc nên chỉ lo đạt tới đạo. Tiểu nhân thì chỉ lo xem có được danh lợi hay không. Học làm quân tử thì phải thành thật, không bao giờ dối người và tự dối mình. Kẻ tiêu nhân là kẻ giả đạo đức, dối mình và lừa người khác. Người quân tử phải giữ cân bằng hài hòa cái chất phác giản dị của nội dung với cái văn hoa của hình thức bên ngoài. Quá ít văn thì thô lỗ. Quá nhiều văn ít chất thì chỉ là hào nhoáng bề ngoài mà trong thì trống rỗng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét