Hà Nội ngày nay có những khu nhà mới nhiều tầng đồ sộ, đường xá rộng rãi. Nhưng cái hồn, cái văn hóa riêng của Hà Nội lại ở những phố cũ quanh Hồ Gươm. Khu vực này, nhất là khu khi xưa gọi là “36 Phố Phường” – nay gọi là Phố Cổ - náo nhiệt gần như suốt ngày đêm. Gần đây kinh tế khấm khá hơn nên các ngôi nhà cũ đều được sửa sang thành những cửa hàng tràn ngập hàng hóa đủ loại dưới ánh sáng màu sắc lung linh tấp nập kẻ mua người bán. Nhưng cái độc đáo hơn cả có lẽ lại là những cái ngõ nhỏ. Có rất nhiều những cái ngõ như thế. Cái ngõ hẹp lắm. Có cái chiều rộng có khi chỉ vừa đủ cho một người đi lọt. Người nào vai rộng hoặc đi không cẩn thận thì vai có thể bị quệt vào bờ tường. Ngõ thường sâu hun hút và tối. Thỉnh thoáng có ngõ có một cái đèn mờ mờ ở tận cuối ngõ. Đi vào bên trong, khi mà mắt bắt đầu quen với bóng tối thì ta mới nhận ra có nhiều cánh cửa ở hai bên mặt ngõ dẫn vào các căn phòng thường là chật, tối và thiếu khí trời. Thỉnh thoảng lại có cầu thang – cũng rất hẹp – dẫn lên các tầng trên. Có ngõ có một khoảng sân trời ở giữa, nơi trẻ con chơi, nơi có vòi nước và nhà vệ sinh cho mọi người dùng chung. Ở đây người ta để bếp đun và các thứ đồ dùng cồng kềnh cho trong nhà đỡ chật. Người ở xa đến ít ai biết rằng những cái ngõ hẹp và tối tăm ấy lại chứa đựng bên trong bao nhiêu là cuộc sống. Bao nhiêu người đã sinh ra, lớn lên, và chết đi ở trong đó. Trong số họ có lẽ có cả họa sỹ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với những mái nhà nhấp nhô xiêu vẹo của phố cũ Hà Nội. Chắc ông chẳng xa lạ gì và cũng rất yêu những cái ngõ hẹp ấy. Có lẽ ông chưa kịp vẽ chúng.
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
Phố Hà Nội
Hà Nội ngày nay có những khu nhà mới nhiều tầng đồ sộ, đường xá rộng rãi. Nhưng cái hồn, cái văn hóa riêng của Hà Nội lại ở những phố cũ quanh Hồ Gươm. Khu vực này, nhất là khu khi xưa gọi là “36 Phố Phường” – nay gọi là Phố Cổ - náo nhiệt gần như suốt ngày đêm. Gần đây kinh tế khấm khá hơn nên các ngôi nhà cũ đều được sửa sang thành những cửa hàng tràn ngập hàng hóa đủ loại dưới ánh sáng màu sắc lung linh tấp nập kẻ mua người bán. Nhưng cái độc đáo hơn cả có lẽ lại là những cái ngõ nhỏ. Có rất nhiều những cái ngõ như thế. Cái ngõ hẹp lắm. Có cái chiều rộng có khi chỉ vừa đủ cho một người đi lọt. Người nào vai rộng hoặc đi không cẩn thận thì vai có thể bị quệt vào bờ tường. Ngõ thường sâu hun hút và tối. Thỉnh thoáng có ngõ có một cái đèn mờ mờ ở tận cuối ngõ. Đi vào bên trong, khi mà mắt bắt đầu quen với bóng tối thì ta mới nhận ra có nhiều cánh cửa ở hai bên mặt ngõ dẫn vào các căn phòng thường là chật, tối và thiếu khí trời. Thỉnh thoảng lại có cầu thang – cũng rất hẹp – dẫn lên các tầng trên. Có ngõ có một khoảng sân trời ở giữa, nơi trẻ con chơi, nơi có vòi nước và nhà vệ sinh cho mọi người dùng chung. Ở đây người ta để bếp đun và các thứ đồ dùng cồng kềnh cho trong nhà đỡ chật. Người ở xa đến ít ai biết rằng những cái ngõ hẹp và tối tăm ấy lại chứa đựng bên trong bao nhiêu là cuộc sống. Bao nhiêu người đã sinh ra, lớn lên, và chết đi ở trong đó. Trong số họ có lẽ có cả họa sỹ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với những mái nhà nhấp nhô xiêu vẹo của phố cũ Hà Nội. Chắc ông chẳng xa lạ gì và cũng rất yêu những cái ngõ hẹp ấy. Có lẽ ông chưa kịp vẽ chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét