Albert Einstein (1879 –
1955)
là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Ông được coi là một trong những
nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Người ta gọi ông là cha đẻ của
vật lý hiện đại. Các nghiên cứu khoa học đồ sộ của ông, trong
đó có thuyết “tương đối” đã tạo nên một tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của
loài người về thiên nhiên. Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921. Là nhà khoa học vĩ đại nhất của
thế kỷ XX, ông cũng là một nhà thông thái lớn với những phẩm chất nhân văn cao
nhất.
Bất cứ ai cho
mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức
đều trở thành hề đối với Chúa trời.
đều trở thành hề đối với Chúa trời.
Suy nghĩ, suy
nghĩ đi, suy nghĩ mãi.
Danh từ Chúa đối
với tôi không gì khác ngoài sự thể hiện và là sản phẩm của sự yếu đuối của loài
người, Kinh thánh là tập hợp những điều đáng kính, nhưng vẫn còn nguyên sơ,
huyền ảo tuy nhiên khá là ngây ngô.
Tôi
không tin vào một vị Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này
và tôi đã biểu thị điều đó một cách rõ ràng. Nếu có thứ gì đối với tôi được gọi
là tôn giáo thì đó là sự thán phục vô tận dành cho cấu trúc thế giới mà khoa
học của chúng ta có thể khám phá ra.
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên
trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu
nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể
gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.
Sự tưởng tượng
quan trọng hơn kiến thức.
Tôi muốn biết
Chúa Trời nghĩ gì. Mọi cái còn lại chỉ là chi tiết
Thực tế chỉ là
một ảo tưởng, mặc dù nó rất dai dẳng.
Hiểu được sự
thật bằng trực giác có lẽ là thứ duy nhất có giá trị
Tôi chưa bao giờ
nghĩ tới tương lai bởi nó đến nhanh lắm.
Khoa học thiếu
tôn giáo thì què quặt. Tôn giáo thiếu khoa học thì mù lòa
Kẻ chưa phạm sai
lầm nào là kẻ chưa bao giờ thử làm một cái gì mới.
Những tư tưởng
lớn luôn gặp sự chống đối điên cuồng của những đầu óc thấp kém.
Khoa học là điều
tuyệt vời nếu ta không phải kiếm sống bằng nó.
Điều duy nhất
cản trở việc học tập của tôi là cái giáo dục mà tôi nhận được ở trường lớp.
Tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong tay một tên tội phạm bệnh hoạn chỉ là một cái rìu.
Chúng ta không
thể giải quyết các vấn đề bằng những tư tưởng cùng loại với những suy nghĩ ta đã
dùng để tạo ra chúng
Học vấn là cái
còn lại khi ta quên tất cả những gì học được ở nhà trường
Có hai thứ vô
tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Tôi thì không chắc lắm về sự vô tận
của vũ trụ.
Tôi không biết
Thế Chiến Thứ Ba sẽ dùng vũ khí gì, nhưng Thế Chiến Thứ Tư sẽ bằng gậy và đá.
Tôn giáo của tôi
là sự ngưỡng mộ cái trí tuệ cao siêu vô tận mà cái trí tuệ mỏng manh yếu ớt của
chúng ta chỉ nhận thức được một vài chi tiết.
Sự giải phóng
sức mạnh nguyên tử làm thay đổi tất cả, trừ cái cách suy nghĩ của chúng ta… Nếu
mà biết trước được điều này, tôi nên trở thành thợ đồng hồ còn hơn.
Cái đẹp nhất mà
ta có thể cảm nhận là những điều thần bí. Nó là suối nguồn của tất cả nghệ
thuật và khoa học chân chính. Kẻ không xúc động, không dừng lại để chiêm ngưỡng
và bị mê hồn là cái xác chết mắt nhắm nghiền.
Khi trí tuệ của
loài người càng tiến bộ, tôi càng thấy chắc chắn hơn rằng con đường tới một tín
ngưỡng chân chính nằm ở sự cố gắng đạt được sự hiểu biết có lý trên cơ sở khoa
học chứ không phải sự sợ hãi cuộc sống, cái chết và một lòng tin mù quáng.
Thích hay không,
ta vẫn phải nhồi nhét mọi thứ vào đầu cốt để đi thi. Sự ép buộc này làm tôi
chán đến nỗi sau khi thi xong, cả một năm trời sau đó tôi ngán cả những vấn đề
khoa học.
Một trong những
động cơ mạnh nhất đưa người ta vào nghệ thuật và khoa học là sự thoát khỏi cuộc
sống đời thường với đủ thứ thô lỗ đau đớn và chán ngán vô vọng, khỏi sự kìm kẹp
bởi những ham muốn vô tận.
Con người là một
phần của cái tổng thể ta gọi là vũ trụ, là một phần hạn hẹp về thời gian và
không gian. Con người nhận thấy mình với ý nghĩ và xúc cảm như là một phần tách
rời khỏi tất cả những cái còn lại. Điều này giống như một sai lệch quang học
của nhận thức. Sai lệch này tù hãm ta trong phạm vi những ham muốn cá nhân và
tình thương với một ít người gần ta nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là giải phóng
mình khỏi ngục tù đó, mở rộng tình thương của ta đến muôn loài và thiên nhiên
tươi đẹp.
Không phải tất
cả những gì đáng kể có thể đo đếm được. Không phải tất cả những gì đo đếm được
đều đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét