Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Thích Nhất Hạnh




Đạo Phật có mặt trên thế giới suốt 2.500 năm 
qua và có nhiều người theo vì đó là một lối 
sống giản dị, trong sạch và nhân văn. 
Thích Nhất Hạnh -sinh năm 1926 tại tỉnh Thừa 
Thiên, Việt Nam theo  Đạo Phật từ khi còn 
nhỏ tuổi. Trong khi có những người theo bằng 
cách vào sống trong chùa, ngày đêm tụng 
kinh niệm Phật để đạt tới sự trong sạch và 
giải thoát cho mình lên cõi Niết Bàn, nhà sư 
trẻ Thích Nhất Hạnh chọn cho mình một con 
đường khác. Có lẽ ông muốn theo gương các vị 
Bồ Tát trong truyền thuyết Phật Giáo, không chỉ 
cứu giúp mình mà còn "dấn thân", vì lòng xót 
thương mà cứu giúp loài người đang chìm trong 
biển khổ vì dốt nát, nói theo cách của Phật Giáo 
là vô minh. Muốn cứu giúp mọi người thì không 
những cần tình thương mà còn cần có hiểu biết. 
Ông miệt mài học tập, thông thạo không những 
kinh điển Phật Giáo mà còn các thứ tiếng Hán, 
Pháp, Anh, chữ Phạn Ấn Độ, văn chương, thơ ca 
và các truyền thống tôn giáo khác. Có lẽ ông cho 
rằng có tình thương và kiến thức mà không hành 
động thì cũng chả có ý nghĩa gì. Vì thế từ khi còn 
là thanh niên ở thời chiến tranh Việt Nam, ông đã 
dùng tinh thần Phật Giáo để cố tạo nên sự hòa giải 
và đem lại hòa bình. Tuy nhiên, cố gắng của ông 
có lẽ không được chính quyền ở Miền Nam Việt 
Nam thời đó hưởng ứng. Ông sang Mỹ gặp Luther 
King là nhà hoạt động hòa bình và nhân quyền hy 
vọng có được sự hỗ trợ để tác động tới chính quyền 
Mỹ để sớm chấm dứt chiến tranh. Nhưng việc 
này có vẻ cũng không đem lại kết quả gì. Từ đó, 
có lẽ ông nhận ra rằng hòa bình xuất phát từ nhận 
thức của mọi người. Thế là ông bắt đầu con đường 
của một người thày và trở thành Thiền Sư Thích 
Nhất Hanh. Ông đã viết khoảng 100 cuốn sách, 
đi khắp thế giới để truyền bá một lối sống "thiền
theo truyền thống từ thời Vua Trần Nhân Tông ở thế 
kỷ thứ 13 mà có nghĩa là sống hòa bình, giản dị, 
tĩnh lặng, với tình thương, sự chăm chú và hài hòa 
với thiên nhiên và mọi người. Ông trở thành một trong 
những bậc thầy tâm linh có ảnh hưởng nhất thời hiện đại.    

 

"Khi một người làm bạn khổ 
ấy là vì khổ đau 
đầy trong người ấy tràn ra. 
Người ấy cần được giúp đỡ 
chứ không phải là sự trừng phạt. 
Đó là thông điệp người ấy gửi cho bạn. 

Sáng nay thức dậy tôi mỉm cười. 
Trước mắt là 24 giờ mới tinh khôi. 
Nguyện sẽ sống hết mình từng giây phút
Nhìn mọi người và vạn vật với tình thương.

Mầm mống khổ đau trong bạn 
có thể còn mạnh 
nhưng bạn đừng chờ đợi 
đến khi hết khổ đau
mới cho phép mình hạnh phúc.

Khi thở vào
thân và tâm tôi 
tĩnh lặng
Khi thở ra 
tôi mỉm cười
Sống trong hiện tại
Chỉ có thời  khắc
duy nhất ấy thôi.

Qua tình yêu với một người 
tôi muốn bày tỏ tình yêu của mình 
với vũ trụ, vạn vật và loài người
sống chung với một người
tôi học cách yêu thương tất cả
Nếu tôi yêu được một người 
tôi sẽ yêu mọi người 
và muôn loài trên Trái Đất 
Đó là thông điệp chân chính 
của tình yêu.  

Phải chăng sự phấn khích là hạnh phúc?
Nhưng nó  không tĩnh lặng
Hạnh phúc thật sự 
cần sự tĩnh lặng.

Hãy bước như thể 
bạn đang hôn Trái Đất 
bằng chân mình vậy.

Mọi thứ tự nó sẽ hiện rõ trước mắt ta. 
Vì thế cần vứt bỏ quan điểm của ta về chúng. 

Cỗi rễ tình yêu ở sâu trong ta. 
Ta có thể giúp người khác được hạnh phúc. 
Một lời nói, một hành động, một ý nghĩ 
đều có thể giảm nỗi khổ và 
mang niềm vui tới cho người khác.

Khi ăn thịt, ta chịu một phần trách nhiệm 
làm thay đổi khí hậu, phá hủy rừng 
ô nhiễm không khí và nước. 
Ăn chay là cách giản đơn 
có thể tạo nên thay đổi 
cho sức khỏe của hành tinh chúng ta.

Khi sống trong chánh niệm
sống sâu sắc với hiện tại
ta hiểu rõ hơn 
những gì đang xảy ra xung quanh
trong ta bắt đầu tràn đầy
sự chấp nhận, niềm vui
sự bình yên và tình yêu. 

Khi bạn nói một điều gì đó 
thật sự ác độc, không tốt 
khi bạn làm điều gì đó để trả đũa
sự tức giận của bạn tăng lên 
Bạn làm cho người khác đau khổ 
Người ấy sẽ cố nói hay làm gì đó 
tương tự đáp lại 
để giải tỏa nỗi khổ của mình
Thế là xung đột leo thang.

Tôi hứa với mình 
tôi sẽ vui sống 
từng phút mỗi ngày 
chừng nào tôi còn sống.
Nếu bạn khổ 
và làm cho người thân của mình khổ 
thì chẳng gì có thể 
giải thích được hành động của bạn.

Tôi thấy rằng người ta quá thiên về việc 
xử lý cái tiêu cực, cái sai 
Tại sao không thử cách khác 
nhận ra những điểm tích cực 
và phát huy chúng?   

Giữ cho thân thể khỏe mạnh là biểu hiện 
lòng biết ơn của ta với vũ trụ, 
cỏ cây, những đám mây và vạn vật.

Mọi cảm xúc, dù là sự 
thương cảm hay khó chịu 
đều cần được đón chào
công nhận và giải quyết 
công bằng tuyệt đối như nhau 
bởi chúng đều là chính ta 
Quả quýt ta ăn là ta
Cây mù-tạc xanh ta trồng là ta
Ta trồng với tất cả tâm trí mình
Ta chú tâm rửa cái ấm trà 
như thể ta tắm cho Đức Phật 
hay Đức Chúa Giê-su sơ sinh vậy. 
Chẳng có gì cần phải được 
chú ý cẩn thận hơn bất cứ cái gì khác. 
Khi sống trong chánh niệm 
sự thương cảm, khó chịu
cây-mù tạc xanh hay ấm trà 
tất cả đều thiêng liêng.   

Quá khứ đã qua 
Tương lai chưa tới 
Nếu không trở lại 
với chính mình 
ở thời điểm hiện tại 
ta không thể thể
tiếp xúc với cuộc sống.

Từ tâm là một động từ.

Tâm trí ta có thể tản ra ngàn hướng
nhưng ta vẫn bình thản bước đi 
trên con đường tuyệt vời này
Gió thổi và hoa nở 
trên mỗi bước chân ta.  

Người ta nói rằng Chúa Trời 
đã tạo ra con người 
theo hình ảnh mình. 
Nhưng cũng có thể 
loài người đã tạo ra Chúa Trời 
theo hình ảnh của chính mình.

Hãy nhổ tận rễ mọi bạo lực trong đời bạn
Hãy học sống với tình thương và sự chăm chú 
Hãy tìm kiếm hòa bình. 
Khi trong bạn là hòa bình 
thì sẽ có hòa bình với mọi người.

Hiểu biết là vứt bỏ kiến thức của bạn.

Nếu chú ý, bạn sẽ thấy 
thời điểm hiện tại 
tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Phép màu thực sự không phải là 
đi được trên mặt nước hay trên không, 
mà đơn giản là bước đi trên mặt Trái Đất này. 

Ta thường cho rằng hòa bình 
là không có chiến tranh 
là khi các cường quốc 
giảm bớt kho vũ khí của họ. 
Nhưng khi nhìn kỹ vào đống vũ khí
ta thấy đầu óc của ta
những thành kiến, sợ hãi và dốt nát 
Ngay cả khi chuyển hết bom lên mặt trăng
cái gốc rễ của chiến tranh, của bom đạn 
vẫn còn đấy, trong tâm trí ta 
rồi sớm muộn, ta lại làm ra bom đạn mới. 
Xây dựng hòa bình 
là loại bỏ hết gốc rễ của chiến tranh 
ở ngay trong ta 
và mọi người 
kể cả nam và nữ. 

Chuẩn bị chiến tranh 
là cho hàng triệu người, cả nam và nữ, 
cơ hội thực tập giết người, 
cả ngày lẫn đêm trong tâm trí họ, 
là gieo hàng triệu hạt giống bạo lực, 
tức giận, thất vọng và sợ hãi 
để cho chúng lại truyền tiếp 
cho nhiều thế hệ sau.   

Nhờ có vô thường, mọi cái đều có thể.

Trong tình yêu chân thật, bạn đạt tới tự do. 

Bí quyết của Phật Giáo 
là khi loại bỏ 
hết mọi tư tưởng, khái niệm, 
sự thật sẽ hiện ra.

Ta chẳng thể tránh được hậu quả 
hành động của ta. 
Hành động của ta 
là chỗ mặt đất nơi ta đứng.

Chừng nào chưa có hòa bình 
giữa các tôn giáo 
thì chưa có hòa bình thế giới.

Mỗi khoảnh khắc đều là cơ hội 
cho ta sống hòa bình với thế giới, 
xây đắp hòa bình và hạnh phúc cho thế giới,


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét