Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Friedrich Nietzsche



Friedrich Nietzsche là một triết gia Đức ở thế kỷ 19 (1844 – 1900). 
Ông chất vấn nhiều điều vốn được cho là chân lý. Ông đề cao sức 
mạnh sáng tạo của cá nhân để vượt lên trên hoàn cảnh và lực cản 
xã hội.  

Thiếu âm nhạc thì cuộc đời là một sai lầm.

Cái gì không giết chết được ta thì làm ta mạnh mẽ hơn.

Khó mà nhớ được những ý kiến của tôi nếu không hiểu tại sao.

Tình yêu luôn chứa một chút điên khùng. Nhưng điên khùng 
cũng luôn có cái lý của nó.

Bạn có lối của bạn. Tôi có cách của tôi. Chẳng có lối nào, 
cách nào, đạo lý nào là phải, là đúng, là duy nhất cả.

 Ở trên thiên đàng, tất cả những người thú vị đều vắng mặt.

Đôi khi người ta không muốn nghe sự thật vì họ không muốn 
phá hủy ảo tưởng của mình.

Khi tranh đấu để không bị bầy đàn áp đảo, bạn luôn cảm 
thấy cô đơn, thậm chí khiếp sợ. Nhưng không có cái giá nào 
để được làm chủ bản thân mình là quá đắt.

Tôi không thể tin tưởng vào một vị Thượng Đế mà lúc nào 
cũng muốn được ca tụng.

Khi mệt mỏi, ta bị tấn công bởi chính những ý tưởng mà 
trước đây ta đã chinh phục được.

Người biết mình sống vì cái gì có thể chịu đựng hầu như 
bất cứ cách sống như thế nào.

Những bộ óc không thể thay đổi ý kiến thì chẳng còn là 
bộ óc nữa.

Cá nhân mà điên rồ là hiếm. Nhưng sự điên rồ của một 
nhóm người, những đảng phái, các dân tộc và thời đại 
là điều dĩ nhiên.

Trí nhớ kém có cái lợi là được hưởng những cái hay cái 
tốt cũ đã biết nhiều lần mà vẫn cứ như lần đầu.

Cách chắc nhất để tha hóa tuổi trẻ là dạy cho họ đánh 
giá cao những người cùng ý kiến chứ không phải những 
người có ý kiến khác.

Người là con vật tàn ác nhất.

Người có niềm tin là người không muốn biết sự thật là gì.

Liệu có phải con người là một sai lầm của Thượng Đế? 
hay là Thượng Đế chỉ là một sai lầm của con người?

Nhà tư tưởng nào cũng sợ được người ta hiểu đúng hơn 
là sợ bị hiểu nhầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét