Một
người dẫn chương trình truyền hình giải trí trẻ tuổi bỗng nhiên trở thành một
anh hùng được nhiều người ngưỡng mộ, đang dẫn dắt phong trào cứu trợ nạn nhân
lũ lụt miền trung. Một vị linh mục công giáo trẻ tuổi bỗng nhiên trở thành
"lãnh tụ" của hàng vạn dân nghèo, đi đầu phong trào đấu tranh vì
nguồn sống của họ là biển bị một công ty nước ngoài hủy hoại nghiêm trọng. Những
điều này có thể là biểu hiện ban đầu của những thay đổi lớn hơn. Cuộc sống
không bao giờ "dậm chân tại chỗ". Nó luôn chuyển động, biến đổi mà
chẳng phụ thuộc vào ý chí của ai cả. Sự việc khi đạt tới chỗ cùng cực thì biến
đổi thành cái ngược lại. Sự "đảo lộn" tiếng Anh - Pháp gọi là revolution, tiếng Nga gọi là revoluxia được người Việt quen gọi bằng
một từ Hán-Việt là cách mạng như cách
mạng tháng Mười Nga, cách mạng tháng Tám. Xã hội nào cũng chứa đựng những mâu
thuẫn khác nhau. Nếu người ta không tìm cách chủ động giải quyết thì mâu thuẫn
bị đẩy đến cùng cực. Lúc đó xã hội sẽ tìm cách giải quyết bằng cách tự biến đổi.
Biến đổi từ từ, bình lặng là cải cách. Biến đổi mạnh, nhanh, đảo lộn lớn là
cách mạng. Xã hội đến lúc phải thay đổi thì nó sẽ thay đổi. Không ai có thể cản
trở điều đó. Thời thế tạo ra những cá nhân anh hùng, lãnh tụ mới để dẫn dắt
những biến đổi đó. Nếu không là những người này thì sẽ có người khác. Đó là một
câu chuyện không mới.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016
Câu chuyện cổ
Năm
xưa ấy
Giữa
Tây Ninh nắng cháy
Mùa
khô đất đỏ bụi mù
Mùa
mưa nước dột qua lá mái nhà
Có
một câu chuyện cũ
Bắt
đầu từ một lá thư
Gửi
một người không quen...
Qua
những chuyến tầu bắc-nam
Dưới
bụi mưa đêm ga Hàng Cỏ
Những
lá thư viết vội từ nơi đất đỏ
Những
gói bột gửi con tàu cho bé sơ sinh
Những
dòng nhật ký yêu thương
Mong
cho bé lớn khôn hạnh phúc
Những
lá thư từ trời tây tít tắp
Gửi
bao thương nhớ về nơi xa
Nơi
có một mái nhà
Mùa
đông gió lạnh rít qua khe hở
Dưới
ngọn đèn lúc mờ lúc tỏ
Chữ
đầu bé học viết a, b...
Ngôi
nhà đầu tiên
Đơn
sơ trong ngõ nhỏ
Mái
phủ đầy hoa đỏ
Bụi
trầu không xanh
Đời
cứ lặng lẽ trôi
Trẻ
con sinh ra lại lớn lên
Rồi
chúng sẽ viết tiếp
Như
cha mẹ ông bà tổ tiên đã viết
Câu
chuyện xưa như Trái Đất
Câu
chuyện Tình Yêu.
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016
Bertrand Russell
Bertrand Russell (1872 – 1970) là một triết gia Anh. Ông cũng là nhà toán học, sử gia, nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, ông vận động chống Hitler, phê phán sự độc tài toàn trị của Stalin, ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông cực lực phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông được giải thưởng Nobel về văn học năm 1950. Bertrand Rusell là một trí tuệ và nhân cách lớn của thế kỷ 20.
Đừng ngại có ý kiến kỳ quặc. Tất cả
những gì bây giờ được chấp nhận cũng đều từng bị coi là kỳ quặc cả.
Lý do cơ bản làm cho thế giới hiện
đại trục trặc đó là bọn ngu thì chắc như đinh đóng cột, còn kẻ thông minh thì
lại đầy hoài nghi.
Có ba niềm say mê đơn giản và vô
cùng mạnh mẽ dẫn dắt cả đời tôi: ham muốn tột độ với tình yêu, theo đuổi kiến
thức và sự thương cảm vô bờ với khổ đau của loài người.
Tôi sẽ chẳng bao giờ chịu hy sinh vì
những niềm tin của mình vì tôi có thể sai.
Sợ hãi là căn nguyên chính của mê
tín và một trong những căn nguyên chính của cái ác.
Thời nào mà tôn giáo càng mạnh, niềm
tin giáo điều càng sâu, thời đó cái ác càng lớn, mọi việc càng tệ hại hơn và
người ta làm đủ mọi điều ác nhân danh tôn giáo.
Kẻ ngu không thể nói lại đúng những
điều mà người khôn nói bởi anh ta vô tình diễn giải điều nghe được thành thứ
anh ta có thể hiểu.
Khi người ta tin rằng công việc của
mình là cực kỳ quan trọng thì đó là một trong các triệu chứng là não sắp hỏng.
Cái tệ nhất ngăn cản ta sống tự do
và cao thượng là sự bận tâm với việc sở hữu của cải.
Người ta sợ tư tưởng hơn mọi thứ trên đời vì chúng lật đổ, phá hoại và khủng khiếp. Chúng không xót thương đặc quyền đặc lợi, các cơ cấu và tổ chức hiện hành, các thói quen tiện nghi. Chúng vô chính phủ và vô luật lệ. Chúng bàng quan với thẩm quyền và cả sự thông thái đã qua thử thách của thời gian,
Chẳng thấy ai "buôn
chuyện" về những điều tốt đẹp bí mật của người khác.
Nếu trong thế giới hôm nay có đông người mong muốn hạnh
phúc cho bản thân mình hơn là mong điều bất hạnh cho người khác thì chỉ vài năm
nữa là chúng ta có thiên đường.
Tình yêu và kiến thức đưa ta lên cao tới tận thiên
đường. Thế nhưng lòng xót thương luôn kéo tôi trở lại trái đất. Trong tim tôi
luôn vang vọng những tiếng rên đau đớn của trẻ em đói nghèo, những nạn nhân bị
áp bức và tra tấn, người già không nơi nương tựa là gánh nặng cho con cháu, cả
một thế giới cô độc, nghèo khổ. Tất cả là một sự báng bổ đối với cuộc sống con
người. Tôi đau khổ vì tha thiết muốn làm
vơi đi những nỗi đau ấy mà chẳng thể làm gì được.
Một ý kiến được
chấp nhận rộng rãi không hề là bằng chứng là nó không cực kỳ kỳ quặc. Thực ra,
do sự ngốc nghếch của đa số loài người, một niềm tin được truyền bá rộng rãi lại
thường là một thứ ngu xuẩn mà không phải là thứ có ý nghĩa.
Bí mật của hạnh phúc là biết đối mặt với sự kiện là
thế giới thật khủng khiếp, khủng khiếp, khủng khiếp.
Sự sợ hãi tập thể kích thích bản năng của bầy đàn. Nó có xu hướng sản sinh ra sự tàn bạo với những ai bị cho là không thuộc bầy đàn mình.
Nếu muốn dạy trẻ em suy nghĩ, bạn cần cư xử thật
nghiêm túc ngay từ khi chúng còn nhỏ, giao cho chúng trách nhiệm, nói chuyện thẳng
thắn, cho chúng quen với sự riêng tư và cô đơn, sớm hướng chúng thành người đọc
và nghĩ những tư tưởng có ý nghĩa.
Bí mật của hạnh phúc là đây: Hãy để sự quan tâm của bạn càng rộng càng tốt và để cho những phản ứng của bạn đối với những gì và những người làm bạn quan tâm
càng nhiều sự thân ái và càng ít sự thù địch càng tốt.
Loại ý kiến được chấp nhận nhiệt liệt lại thường là những
thứ
thiếu cơ sở vững vàng. Thực ra, sự cuồng nhiệt là thước đo mức độ thiếu lý trí.
Chính trị và tôn giáo thường là những niềm tin cuồng nhiệt nhất.
Người
là loài vật dễ tin và luôn cần có một cái gì đó để tin vào. Nếu thiếu một niềm
tin có cơ sở tốt, người ta sẽ vẫn hài lòng với cả những thứ có cơ sở tồi.