Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5 vừa rồi,
ở Paris và
nhiều nơi ở Pháp, những người Áo Vàng lại xuống đường biểu tình. Vẫn là những
cảnh mà thế giới đã “quen thuộc” từ nhiều tháng nay: đám đông áo vàng tay không
đụng độ với cảnh sát có trang bị xe bọc thép, vòi rồng, súng bắn đạn cao su,
khói lựu đạn cay mù mịt, những đám cháy bùng lên từ những chiếc xe hơi bị đốt,
cửa hàng bị đập phá, nhiều người chống đối bị bắt. Vị lãnh đạo nước Nga có vẻ
đã có những tuyên bố đại ý như: mọi người hãy nhìn xem! Các vị có muốn như ở Paris không? Có vẻ ý ông
là tại sao các vị lại không bằng lòng với sự “ổn định” ở Nga mà lại thích “dân
chủ” kiểu Phương Tây mà theo ông chỉ là sự hỗn loạn. Người biểu tình Pháp là
những người tầng lớp “bình dân”. Họ bất bình vì cuộc sống khó khăn, giá cả
những mặt hàng cơ bản như xăng dầu tăng vọt. Vừa rồi sau khi nhà thờ Đức Bà
Paris bị hỏa hoạn, một số “đại gia” trong số những người giàu nhất nhanh chóng
tuyên bố đóng góp hàng chục, hàng trăm triệu đô-la để sửa chữa nhà thờ. Sự “hào
phóng” này có vẻ chẳng những không được khen ngợi mà lại còn như “đổ thêm dầu
vào lửa”, ngọn lửa tức giận về sự bất công, khoảng cách giàu – nghèo quá lớn
trong xã hội Pháp. Có những người Nga đã lên truyền hình – đây là những kênh
truyền hình độc lập, không do nhà nước quản lý – và đã “trả lời” lãnh đạo Nga,
đại ý như: có, chúng tôi rất muốn được như ở Paris , ở Pháp. Có thể hiểu rằng họ muốn được
quyền phản đối khi cuộc sống của họ - đa số là những người nghèo, có nhiều
triệu người như vậy – bị những quyết định của những công ty lớn, như là xăng
dầu hay điện – hẳn là phải có sự đồng ý của nhà nước -làm cho trở nên rất khó
khăn. Chuyện này nghe “quen quen” phải không? Nếu xem tờ báo mạng – tờ báo
“được nhiều người đọc nhất”, theo lời tự quảng cáo – thì cũng đang có câu
chuyện về bản chất là tương tự. Trong lúc đang có một hội thảo lớn “tầm quốc
gia – quốc tế” về chủ đề làm thế nào để doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh,
hai “ông lớn nhà nước” là xăng dầu và điện ‘tranh thủ tăng giá ào ạt! Đa số
người dân “thấp cổ bé họng” chỉ còn biết ngao ngán thở dài và cắn răng chịu
đựng như họ vẫn cam chịu đựng như thế từ bao đời nay rồi. Một số người cũng “có
ý kiến” ở trên tờ báo mạng kia. Có lẽ đó chỉ là những ý kiến yếu ớt, chẳng ai
thèm nghe. Từ xa xưa, dân Việt đã hiểu rằng đó là chuyện vô ích, chuyện “con
kiến kiện củ khoai”. Những cũng chính dân Việt còn có câu:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe ngiêng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét