Ở Mỹ, chính xác là Detroit, bang Michigan nơi có công nghiệp ô tô lớn và lâu đời nhất thế giới - đang có phong trào tranh đấu khá rầm rộ của công nhân do nghiệp đoàn công nhân ô tô - UAW - tổ chức. Họ lên án sự cửa quyền và tham lam của giới chủ, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, v. v. Họ cũng lên án giới tài phiệt phố Wall. Ở đây sẽ không đi vào nội dung cụ thể của cuộc đấu tranh này. Cái hơi buồn cười và khá là trớ trêu là với việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở North Carolina, và có lẽ cả việc tham gia vào TTCK New York, giới chủ từ Việt Nam - một nước XHCN do ĐCS lãnh đạo - rồi đây sẽ phải đối mặt với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Mỹ. Đó là một thực tế của nước Mỹ có từ thời công nhân biểu tình ở Chicago vào ngày 1/5/1886 mà ta học mãi ở nhà trường. Ở Việt Nam, giới chủ trong nước, rồi giới chủ nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, v. v. có vẻ như chưa phải đối mặt loại hoạt động như thế của công nhân Việt Nam thì phải? Từ khi Liên Xô sụp đổ, có vẻ như "cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và vô sản" không còn được nhắc tới nhiều nữa. Nhưng mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân - nói theo kiểu ngày xưa là "tầng lớp tư bản bóc lột và giai cấp vô sản bị áp bức bóc lột" chưa bao giờ biến mất. Mà có áp bức là có đấu tranh . Và nó đang diễn ra ở Mỹ. Câu chuyện Tư bản - Vô sản mà Các Mác nêu ra gần hai thế kỷ trước vẫn còn là thời sự của ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét