Sau một cơn gió lạnh đầu đông từ phương Bắc tràn về, lá vàng rụng đầy hè phố. Vào đầu mùa xuân năm trước, khi mùa đông lạnh giá qua đi, những chiếc lá bé tí và xanh mởn mới nhú lên đầu cành. Được hưởng nguồn “sữa” từ cây mẹ, nắng ấm mặt trời và tắm mát bằng mưa xuân, chúng lớn lên nhanh lắm. Đến đầu hè, khi nắng bắt đầu oi ả, chúng đã thành những chiếc lá xanh xẫm đầy đặn. Chúng bắt đầu cần mẫn ngày đêm “làm việc”,thu gom khí các-bô-nic và chuyển hóa thành ô-xy. Công việc này vô cùng quan trọng vì nó duy trì sự sống của loài người. Nhưng chiếc lá chẳng hề “quan trọng hóa” công lao to lớn đó. Suốt mùa hè, trẻ em chơi dưới bóng mát của chúng. Những chị nông dân thanh thản ngồi nghỉ bên gốc cây sau khi đã bán hết gánh rau tươi ở chợ. Ông thợ cắt tóc già thư thả đọc báo khi chờ khách. Đêm hè khi gió Nam thổi mát rượi, những chiếc lá lại lao xao như thể tán chuyện với nhau vậy. Mùa hè cùng bao nhiêu mưa nắng nhanh chóng trôi qua, mùa thu lại đến. Giống như người có tuổi tóc hoa râm, chiếc lá ngả màu vàng. Nó rực lên trên nền trời xanh biếc và nắng vàng mùa thu. Rồi gió phương Bắc như những bàn tay lạnh giá bứt chúng khỏi cây để trải đầy trên bãi cỏ, trên những chiếc ghế đá, tô điểm cho chỗ ngỗi của những đôi trai gái, những cụ già đi dạo ở công viên. Không ai có thể thờ ơ với cái đẹp của mùa thu vàng, nhất là ở những xứ ôn đới như nước Nga. Nhưng rồi trời bắt đầu lạnh buốt. Không ai để ý đến những chiếc lá nữa. Có vẻ như chúng bắt đầu vô dụng? Những chiếc lá bắt đầu khô héo. Xưa kia, khi còn ít điện và chưa có khí đốt, đó là lúc trẻ con bắt đầu đi quét lá khô về đun bếp. Những khi rét quá, ở nông thôn, người ta còn đốt lá để sưởi ấm và lót lá làm chỗ nằm cho đỡ lạnh. Những chiếc lá hết thời ấy vẫn âm thầm góp sức cho cuộc sống. Những chiếc bị “bỏ quên” dưới gốc cây thì dần dần nát ra, rồi nước mưa làm cho thấm vào đất. Như con người, chúng cũng “trở về với cát bụi” một cách lặng lẽ, không chút ầm ỹ. Ở dưới đất, chúng dần thành đất để lại nuôi cây, nuôi những chiếc lá mới. Đời chiếc lá ngắn ngủi, lặng lẽ, khiêm tốn mà vẫn thật quan trọng và có ích như thế. Đời con người chúng ta thực ra cũng chỉ như chiếc lá bé nhỏ kia. Ta cũng phải chịu bao nắng gió và bão táp mưa sa, mà cuộc đời cũng thật ngắn ngủi và tội nghiệp. Con người chúng ta có khi còn phải học ở chiếc lá bé nhỏ kia cái đức khiêm nhường. Khi trẻ, lúc già và ngay cả khi chết vẫn đóng góp hết sức cho đời mà chẳng bao giờ kể lể công lao.
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Chiếc lá vàng
Sau một cơn gió lạnh đầu đông từ phương Bắc tràn về, lá vàng rụng đầy hè phố. Vào đầu mùa xuân năm trước, khi mùa đông lạnh giá qua đi, những chiếc lá bé tí và xanh mởn mới nhú lên đầu cành. Được hưởng nguồn “sữa” từ cây mẹ, nắng ấm mặt trời và tắm mát bằng mưa xuân, chúng lớn lên nhanh lắm. Đến đầu hè, khi nắng bắt đầu oi ả, chúng đã thành những chiếc lá xanh xẫm đầy đặn. Chúng bắt đầu cần mẫn ngày đêm “làm việc”,thu gom khí các-bô-nic và chuyển hóa thành ô-xy. Công việc này vô cùng quan trọng vì nó duy trì sự sống của loài người. Nhưng chiếc lá chẳng hề “quan trọng hóa” công lao to lớn đó. Suốt mùa hè, trẻ em chơi dưới bóng mát của chúng. Những chị nông dân thanh thản ngồi nghỉ bên gốc cây sau khi đã bán hết gánh rau tươi ở chợ. Ông thợ cắt tóc già thư thả đọc báo khi chờ khách. Đêm hè khi gió Nam thổi mát rượi, những chiếc lá lại lao xao như thể tán chuyện với nhau vậy. Mùa hè cùng bao nhiêu mưa nắng nhanh chóng trôi qua, mùa thu lại đến. Giống như người có tuổi tóc hoa râm, chiếc lá ngả màu vàng. Nó rực lên trên nền trời xanh biếc và nắng vàng mùa thu. Rồi gió phương Bắc như những bàn tay lạnh giá bứt chúng khỏi cây để trải đầy trên bãi cỏ, trên những chiếc ghế đá, tô điểm cho chỗ ngỗi của những đôi trai gái, những cụ già đi dạo ở công viên. Không ai có thể thờ ơ với cái đẹp của mùa thu vàng, nhất là ở những xứ ôn đới như nước Nga. Nhưng rồi trời bắt đầu lạnh buốt. Không ai để ý đến những chiếc lá nữa. Có vẻ như chúng bắt đầu vô dụng? Những chiếc lá bắt đầu khô héo. Xưa kia, khi còn ít điện và chưa có khí đốt, đó là lúc trẻ con bắt đầu đi quét lá khô về đun bếp. Những khi rét quá, ở nông thôn, người ta còn đốt lá để sưởi ấm và lót lá làm chỗ nằm cho đỡ lạnh. Những chiếc lá hết thời ấy vẫn âm thầm góp sức cho cuộc sống. Những chiếc bị “bỏ quên” dưới gốc cây thì dần dần nát ra, rồi nước mưa làm cho thấm vào đất. Như con người, chúng cũng “trở về với cát bụi” một cách lặng lẽ, không chút ầm ỹ. Ở dưới đất, chúng dần thành đất để lại nuôi cây, nuôi những chiếc lá mới. Đời chiếc lá ngắn ngủi, lặng lẽ, khiêm tốn mà vẫn thật quan trọng và có ích như thế. Đời con người chúng ta thực ra cũng chỉ như chiếc lá bé nhỏ kia. Ta cũng phải chịu bao nắng gió và bão táp mưa sa, mà cuộc đời cũng thật ngắn ngủi và tội nghiệp. Con người chúng ta có khi còn phải học ở chiếc lá bé nhỏ kia cái đức khiêm nhường. Khi trẻ, lúc già và ngay cả khi chết vẫn đóng góp hết sức cho đời mà chẳng bao giờ kể lể công lao.
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Rô-bôt?
Thực ra con người cũng chỉ là một loại rô-bốt thông minh được tạo ra bởi “Thượng Đế” (chúng ta không biết mình được tạo ra như thế nào nên tạm giả thiết như vậy). Có lẽ chúng ta đều hoạt động theo những “chương trình” được Tạo Hóa “cài đặt”. Bạn không tin ư ? Bạn nghĩ là bạn làm chủ được bản thân ư? Thế thì tại sao hoạt động của hàng tỷ người lại giống nhau như vậy? Tại sao ai cũng chỉ sống được trong khoảng 100 năm?
Chúng ta ai cũng là rô-bốt do Thượng Đế tạo ra, rô-bôt “thiên tạo”. Điều này không có gì phải phàn nàn cả vì Thượng Đế ban cho ta những khả năng tiềm ẩn to lớn, những quyền tự do lớn lao mà ít người trong chúng ta sử dụng hết. Song điều đáng nói, chúng ta chỉ là một thứ rô-bôt hạng hai, bị điều khiển bởi một số rô-bôt khác, rô-bôt “lãnh đạo”. Loại rô-bôt này tự xưng là "con Trời", dám vượt quyền Trời Đất, tước bỏ những quyền căn bản Thượng Đế ban cho con người, biến mọi người thành những thứ rô-bôt “nhân tạo”, chỉ biết nói và làm những gì rất hạn hẹp theo ý chúng.
Chúng ta ai cũng là rô-bốt do Thượng Đế tạo ra, rô-bôt “thiên tạo”. Điều này không có gì phải phàn nàn cả vì Thượng Đế ban cho ta những khả năng tiềm ẩn to lớn, những quyền tự do lớn lao mà ít người trong chúng ta sử dụng hết. Song điều đáng nói, chúng ta chỉ là một thứ rô-bôt hạng hai, bị điều khiển bởi một số rô-bôt khác, rô-bôt “lãnh đạo”. Loại rô-bôt này tự xưng là "con Trời", dám vượt quyền Trời Đất, tước bỏ những quyền căn bản Thượng Đế ban cho con người, biến mọi người thành những thứ rô-bôt “nhân tạo”, chỉ biết nói và làm những gì rất hạn hẹp theo ý chúng.
Của tôi!
Đứa trẻ bắt đầu biết sở hữu khi bắt đầu nhận ra mẹ “của mình”. Bắt đầu từ đó, con người luôn bảo vệ những gì họ tin là “của tôi” như gia đình tôi, nhà của tôi, vợ hoặc chồng tôi, tài sản của tôi, làng tôi, nước tôi, vùng biển của chúng tôi, mỏ dầu của chúng tôi, tôn giáo của tôi, Chúa của tôi, ngôi đền của chúng tôi, tác phẩm của tôi, quyền của tôi … và cái danh sách này có thể kéo dài đến vô tận. Một khi đã coi là “của mình”, chúng ta không cho người khác động vào. Và đây là nguyên nhân xung đột của con người, từ phạm vi giữa hai cá nhân cho đến giữa các nhóm người như hai gia đình, dòng họ, bộ tộc, quốc gia, giáo phái, v.v. trong suốt chiều dài lịch sử loài người.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Con dã tràng
Có một loài cua bé sống ở bờ biển, người miền bắc Việt Nam gọi là con dã tràng. Chúng đục vô vàn những chiếc hang trong cát để rồi nước thủy triều lên phá hỏng hết, rồi chúng lại đục tiếp, để rồi lại bị nước phá hỏng. Thực ra con người cũng thế. Khi còn bé, bố mẹ ông bà chăm bẵm từng ly từng tý. Mười mấy năm lo lắng học hành thi cử, rồi thì miệt mài làm việc, đêm ngày cố gắng. Thế rồi chả mấy chốc tóc bạc, phải về hưu, người bắt đầu đau yếu và rốt cục là chết. Bao nhiêu công sức bỏ ra mà rốt cuộc có thu được cái gì đáng kể không? Hay chỉ là một tí hư danh? Một chút lạc thú? Ấy thế mà lớp lớp người cứ lặp đi lặp lại như thế thì có khác gì con dã tràng trong câu ca dao sau:
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
Giận mà Thương
Người Việt xưa, hình như ở vùng Nghệ Tĩnh, có câu hát “Giận thì giận mà thương thì thương”. Có lẽ đây là lời một cô gái trách người mình yêu. Suy rộng ra, chúng ta có bao nhiêu điều đáng trách, đáng giận đối với người khác và đối với bản thân mình. Nhưng trách và giận thôi thì chưa đủ. Chúng ta cũng phải thương nữa. Thương lắm chứ, vì chúng ta ai chả muốn mình anh minh, cao thượng, bao dung, rộng rãi và tốt bụng. Sinh ra chúng ta vốn là thế mà. Nhưng rồi không hiểu sao cuộc sống này cứ dần dần xô đẩy chúng ta thành tăm tối, tham lam, hẹp hòi, ác ý và ích kỷ. Nếu có duyên may, ta nhận ra thực trạng này thì rất có thể ta bắt đầu biết thương mình và thương người. Đó chính là con đường đưa chúng ta tới một cuộc sống tốt đẹp hơn khi con người tử tế với nhau hơn.
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
Đại trượng phu đời nay
Người xưa trọng bậc “đại trượng phu” vì họ là người giàu sang không làm biến chất, nghèo khó không thể làm cho hèn hạ, sức mạnh không thể khuất phục. Ngày nay chúng ta thường chỉ trọng “đại gia” vì họ thành đạt trong làm ăn, có một cuộc sống giàu có, hào nhoáng và xa hoa. Đó là vì chúng ta đều muốn được như thế và khó chịu đựng được nghèo khó.
Có khi ta còn cho bậc “đại trượng phu” là “dại” vì đơn thương độc mã mà dám đương đầu với cường quyền. Nếu thành thật với bản thân, chúng ta đều biết rõ rằng mình hèn. Để đỡ xấu hổ, ta cố tìm lý do để bênh vực một cách yếu ớt cho cái hèn ấy.
Có khi ta còn cho bậc “đại trượng phu” là “dại” vì đơn thương độc mã mà dám đương đầu với cường quyền. Nếu thành thật với bản thân, chúng ta đều biết rõ rằng mình hèn. Để đỡ xấu hổ, ta cố tìm lý do để bênh vực một cách yếu ớt cho cái hèn ấy.
Nhất trí!
Một nhà báo Mỹ có nói rằng tất cả mọi người đều đồng ý khi không ai chịu suy nghĩ gì nhiều. Có thể nói thêm là cả khi không ai được phép hoặc dám suy nghĩ khác nữa.
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
Lý Luận hay là tự làm mình rối trí?
Người ta khá bận rộn và băn khoăn với những thứ lý luận rắm rối, trừu tượng và phi thực tế. Còn cuộc sống thì như một dòng sông lớn, cứ trôi chảy không ngừng và chẳng hề bận tâm đến những lý luận đó. Nếu không muốn thành vật cản dòng nước để rồi bị cuốn băng đi hay chìm nghỉm thì tốt nhất là nên học “bơi” rồi lựa dòng nước mà trôi theo.
Luật pháp: Một sản phẩm khó hoàn hảo?
Luật pháp và các thứ tương tự phản ánh hiểu biết và kinh nghiệm –thường là hạn chế - của một số người về một số mặt của cuộc sống tại một số địa điểm và một thời đoạn trong quá khứ. Vì thế chúng thường không hoàn thiện và không theo kịp một cuộc sống biến đổi thường xuyên. Đã thế, những người có quyền làm ra luật và thực thi chúng do nhiều lý do khác nhau như hiểu biết hạn hẹp, muốn làm lợi cho cá nhân hoặc nhóm người có quyền lực nhiều khi lại còn làm chúng “méo mó” hơn nữa.
Lợi và Hại
Có lẽ không có gì là chỉ có lợi hay hại. Một quyết định đúng dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng cả hai mặt đó.
Lòng người
Ta thường không hài lòng về cách người khác đối xử với ta. Điều ngược lại cũng đúng như vậy.
Ta không thể biết người khác nghĩ gì về mình và rất khó thay đổi được những suy nghĩ ấy. Vì thế nên điều khá vô ích là cố gắng làm vừa lòng người khác. Hãy nghe lời khuyên này của người phương Tây: “Nếu bạn chắc chắn là bạn đúng, hãy tiến lên!”
Ta không thể biết người khác nghĩ gì về mình và rất khó thay đổi được những suy nghĩ ấy. Vì thế nên điều khá vô ích là cố gắng làm vừa lòng người khác. Hãy nghe lời khuyên này của người phương Tây: “Nếu bạn chắc chắn là bạn đúng, hãy tiến lên!”
Lịch Sử: Thứ dễ bị bóp méo?
Lịch sử là một tập hợp các sự kiện được các sử gia ghi lại. Nó thường chỉ có thể cho ta một khái niệm nào đó về một sự việc, như cuộc Cách Mạng Pháp 1789 hay một thời kỳ, như Thời Phục Hưng hay cuộc đời một người, gọi là “tiểu sử”. Lịch sử là cuộc sống ở một thời gian và không gian cụ thể. Cuộc sống vô cùng rộng lớn và phức tạp. Không có cách gì để mô tả đầy đủ và trung thực được. Thêm vào đó, những người viết sử lại thường muốn viết theo ý riêng của mình hoặc ý của nhà cầm quyền. Vì thế trích dẫn lịch sử để “chứng minh” một điều gì chưa chắc đã đúng hoàn toàn.
Kẻ thù của ta là ai?
Kẻ thù của ta, kẻ gây mọi rắc rối cho ta, kẻ luôn cản trở ta làm những điều tốt đẹp, kẻ giam cầm ta, tước mất tự do của ta, ngăn không cho ta yêu thương, chính là bản thân ta. Chiến thắng khó khăn nhất và cần thiết nhất là chiến thắng chính mình.
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Son phấn và Sách vở
Tại sao loài người bó tay?
Toàn cầu hóa: Lợi và Hại
Toàn cầu hóa làm cho thế giới vốn vô cùng rộng lớn và cách biệt thành nhỏ đi rất nhiều. Các nước trở nên gần gũi hơn, như các thành viên trong một gia đình lớn vậy. Nhưng nếu một người gặp tai họa thì những người khác cũng không thể sống yên ổn. Họ sẽ phải chịu chung hậu quả của tai họa và vì thế sẽ buộc phải tìm lối thoát bằng cách giúp đỡ người bị nạn hoặc rút ra khỏi cái "gia đình" ấy để sống tách biệt như xưa và sẽ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống cô lập.
Chung sống
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
Nghệ thuật nào cần nhất?
Nghệ thuật cao nhất và cần thiết nhất là nghệ thuật sống. Các loại nghệ thuật khác có lẽ cũng chỉ để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi.
Nghe mà không nghe
Phần lớn chúng ta ra vẻ chú ý nghe người khác nói nhưng ít khi hiểu. Đó không phải vì có cái gì đó quá khó hiểu mà vì đầu chúng ta chứa đầy thành kiến về mọi người và mọi việc. Chúng ta ít khi cố gắng hiểu ý của người khác và lý do tại sao họ lại nghĩ khác ta. Chúng ta nghe chỉ để rồi “đập lại” mà thôi. Đó là một trong những lý do vì sao thế giới ít khi có sự đồng thuận về bất cứ vấn đề gì.
Đừng kêu ca nữa
Khi ta còn được ăn no và ngủ yên mỗi ngày, hãy cảm ơn Trời – Đất và đừng kêu ca gì nữa vì ta không bao giờ có thể biết chắc ngày mai cũng sẽ như vậy.
Năng lượng tiềm ẩn
Ta thường không biết được rằng trong ta có tiềm ẩn một nguồn năng lượng to lớn. Giống như dầu mỏ, phải cố gắng tìm kiếm và khai thác thì mới biết được.
Nạn nhân của chính mình?
Ta luôn muốn đổ lỗi cho người khác nên khó có thể hiểu rằng trong nhiều trường hợp ta không chỉ là nạn nhân mà còn là nguyên nhân, ít nhất ở một mức độ nào đó.
Có nhiều nỗi khổ của ta do chính ta gây ra. Ta làm những việc mà trong thâm tâm ta không thích để “được tiếng” là tốt bụng, rộng rãi, chăm chỉ, v.v. Thế rồi ta lại bực tức vì mất công sức, thời gian, v.v. Việc gì mà không xuất phát từ một tình yêu không vị kỷ thì sẽ đều có hậu quả như vậy.
Mục đích của cuộc đời
Trời Đất sinh ra ta ắt phải có mục đích. Bổn phận của ta là phải tìm ra cái đó.
Con người từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ vẫn chưa thoát khỏi bóng tối của ngu muội và giam hãm của tham lam. Có lẽ vì thế, mục đích của con người là đi tìm ánh sáng và tự do.
Tạo Hóa sinh ra con người là để ta sống trên Trái Đất. Hãy sống tốt hôm nay và giữ gìn sự sống cho ngày mai.
Mơ ước
Hãy ngừng mơ ước về tương lai, dù nó có đẹp đến đâu đi nữa vì mơ ước là ngủ và những gì ta thấy là không có thật. Hãy tỉnh dậy! Cuộc sống chỉ có ở đây, và ngay bây giờ.
Ước mơ là một thứ thuốc an thần có tác dụng giảm bớt những đau đớn của hiện tại.
Không phải là không nên mơ ước, nhưng chỉ mơ ước thôi thì chưa đủ!
Màu sắc
Khi đeo kính đen ta có cảm tưởng mọi vật màu đen, còn kính hồng thì tưởng màu hồng. Kẻ phân biệt chủng tộc chỉ để ý đến màu da và chủng tộc của người khác. Kẻ hám lợi chỉ nhìn mọi người, mọi việc xem có mang lại lợi lộc không. Cảm nhận về cuộc đời và vạn vật thường bị méo mó như vậy đấy.
Lý thuyết và thực hành
Có một khoảng cách khá lớn giữa những gì ta “biết” và những gì ta làm. Nếu ta không yêu thương ai cả thì dù có thuộc làu làu hàng đống kinh Phật, có bằng “tiến sỹ” về “từ bi hỷ xả” hay gì đi nữa thì vẫn chỉ là kẻ ích kỷ, dốt nát và tăm tối. Nếu không hành động thì có “biết” bao nhiêu cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Con người và máy tính
Con người và máy tính hay rô-bôt giống nhau là đều hoạt động theo chương trình lập sẵn. Chương trình của máy tính hay rô-bôt là do người lập. Con “chương trình” của người thì do “Trời” lập. Cái khác nhau là con người có thể tự “nâng cấp” chương trình của mình qua một quá trình gọi là “học tập”, còn máy tính thì không tự làm thế được.
Luật chơi
Những “lãnh tụ vĩ đại” đến đâu thì sớm muộn rồi cũng phải thay thế bởi người khác. Không có gì là mãi mãi, là “muôn năm”, là bất tử cả. Ngay cả mặt trời, nguồn sống của Trái Đất, sớm muộn cũng sẽ tắt. Một “mặt trời” khác lại ra đời, có thể lại có “trái đất” khác với những “cây cỏ” và “loài người” khác. Mọi thứ có vẻ giống như một cuộc chạy tiếp sức. Một người chạy hết phần của mình thì phải đưa cái gậy cho người tiếp theo. Không thể cậy mình chạy giỏi mà “chạy” cả phần của người khác. Luật của trò chơi là thế.
Bậc thánh hiền có công lao gì?
Người Việt Nam gọi người là “con người”, gọi chó sói là “con chó sói”, gọi bò là “con bò”, v.v. Điều này thú vị vì có vẻ là chúng ta đã nhận rằng ta chỉ là một thứ “con”, một loài động vật mà thôi. Nhưng chúng ta khác chó sói ở chỗ ta còn có cái phần “người” làm cho ta có trí tuệ và tình cảm. Cái phần “người” của chúng ta được như ngày nay có lẽ là nhờ đóng góp quan trọng của giáo lý của các bậc thánh hiền như Giê-Su, Phật, Khổng tử và các đệ tử của họ trong mấy ngàn năm qua. Còn nếu không thì ta chỉ là một con vật ăn tạp, mà còn tệ hơn loài vật ở chỗ ta còn giết hại nhau và các loài vật không phải chỉ để giải quyết vấn đề thức ăn để sống sót.
Bản năng hay Lý trí?
Con người sẽ mãi mãi sống với phần vô thức và bản năng của mình bởi có lẽ đó là nền móng của sự sống được tạo ra bởi Trời-Đất. Nhưng Tạo Hóa cũng cho con người trí tuệ để kiềm chế phần bản năng của mình. Đạo đức và luật pháp là sản phẩm của trí tuệ, được tạo ra nhằm mục đích đó.
Nếu hiểu rằng con người dù đã qua hàng vạn năm tiến hóa vẫn mang theo trong mình những bản năng sinh tồn mạnh mẽ mà tạo hóa đã ban cho mọi sinh vật trên trái đất thì có lẽ chúng ta sẽ bớt đi sự quá khắt khe với nhau. Loài người tồn tại được đến ngày nay có lẽ nhờ các bản năng sinh tồn ta thường cho là “tầm thường” nhiều hơn là những lý trí mà ta cho là “cao đẹp”.
Khôn và Dại
Như những đợt sóng, ý nghĩ cứ đến rồi lại đi, liên tục suốt ngày đêm. Người khôn theo kiểu “thiền” thì cứ bình thản quan sát “những kẻ qua đường” ấy. Chúng đến rồi lại đi, có gì mà phải lo lắng! Kẻ dại thì cố xua đuổi những ý nghĩ “xấu” và bám vào những ý nghĩ “tốt”.