Một nhà toán học trẻ người Nga-Do Thái, được giới toán học coi là thiên tài đã đạt được tất cả những gì mà các nhà khoa học và toán học mơ ước, gồm một giải thưởng được coi là “Nô-ben toán học”, một giải khác kèm theo một triệu Đô-la và vô số những giải khác và những lời mời giảng dạy tại những trường và viện danh tiếng nhất thế giới. Những thứ đó là vinh dự to lớn đối với những người khác. Nhưng trong trường hợp này, dường như mọi thứ là ngược lại. Các tổ chức và cá nhân chủ trì các giải thưởng to lớn và vô cùng uy tín đó lại phải cố nài anh nhận giải, vì có lẽ đó sẽ chính là vinh dự cho họ. Nhưng anh đã từ chối và vẫn tiếp tục cuộc sống thiếu thốn vật chất của một kẻ thất nghiệp. Không ai hiểu nổi anh nên cho anh là “kẻ lập dị”. Làm sao chúng ta có thể hiểu được khi tiền bạc và danh vọng là những thứ chúng ta khao khát nhất. Các nhà khoa học cũng không là ngoại lệ. Người xưa có khái niệm “nhân tước” và “thiên tước”. “Nhân tước” là tất cả những chức tước, danh hiệu, huân chương, v.v. con người nghĩ ra để ban thưởng cho người khác. Còn “thiên tước” có lẽ là những phần thưởng do “Trời” ban tặng. Biết đâu anh đã nhận được “Thiên tước” và vì thế đối với anh, mọi loại “nhân tước” chả còn có ý nghĩa gì nữa?
Tổng số lượt xem trang
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
Nhân tước hay Thiên tước?
Một nhà toán học trẻ người Nga-Do Thái, được giới toán học coi là thiên tài đã đạt được tất cả những gì mà các nhà khoa học và toán học mơ ước, gồm một giải thưởng được coi là “Nô-ben toán học”, một giải khác kèm theo một triệu Đô-la và vô số những giải khác và những lời mời giảng dạy tại những trường và viện danh tiếng nhất thế giới. Những thứ đó là vinh dự to lớn đối với những người khác. Nhưng trong trường hợp này, dường như mọi thứ là ngược lại. Các tổ chức và cá nhân chủ trì các giải thưởng to lớn và vô cùng uy tín đó lại phải cố nài anh nhận giải, vì có lẽ đó sẽ chính là vinh dự cho họ. Nhưng anh đã từ chối và vẫn tiếp tục cuộc sống thiếu thốn vật chất của một kẻ thất nghiệp. Không ai hiểu nổi anh nên cho anh là “kẻ lập dị”. Làm sao chúng ta có thể hiểu được khi tiền bạc và danh vọng là những thứ chúng ta khao khát nhất. Các nhà khoa học cũng không là ngoại lệ. Người xưa có khái niệm “nhân tước” và “thiên tước”. “Nhân tước” là tất cả những chức tước, danh hiệu, huân chương, v.v. con người nghĩ ra để ban thưởng cho người khác. Còn “thiên tước” có lẽ là những phần thưởng do “Trời” ban tặng. Biết đâu anh đã nhận được “Thiên tước” và vì thế đối với anh, mọi loại “nhân tước” chả còn có ý nghĩa gì nữa?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét