Trời Hà Nội chiều nay ảm đạm trong những cơn gió lạnh từ phương Bắc. Trong cái ngày Thứ Bảy và lại còn là ngày cuối cùng của năm này, phố xá vẫn náo nhiệt xe cộ đi lại rầm rập, hàng hóa tràn ngập, buôn bán vẫn hối hả như mọi ngày. Cái “bề nổi” này của Hà Nội dường như chèn ép, che lấp đi cái “bề chìm”, cái hồn xưa của nó. Trong một cái ngõ hẹp sâu hút ở phố cũ ầm ỹ ấy có một quán cà-phê thật tĩnh mịch. Tưởng như nghe thấy cả tiếng cà-phê nhỏ giọt. Một con ong vo ve trên những bông hoa nhỏ. Một vài bức ảnh đen trắng cũ kỹ chụp phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ trước. Một khung cảnh như thế dễ làm người ta trôi về quá khứ xa xăm lắm. Bỗng nghe đâu đó có tiếng leng keng như tiếng chuông tàu điện xưa ở Bờ Hồ. Phố xưa yên tĩnh lắm. Tối khuya thỉnh thoảng có người đi ngoài phố mà huýt sáo thì tiếng sáo vang khắp phố. Với cái lạnh của Hà Nội thì mùi thơm lan khắp phố của một hàng phở khuya có sức cuốn hút lạ kỳ. Nhất là sau khi người ta đạp xe lên cái dốc Hàng Gai mà nay khó cảm thấy vì đi xe máy. Vỉa hè xưa thoáng đãng. Không ai vội vã chen lấn cả. Thỉnh thoảng có cái mùi hoa sấu thơm nhè nhẹ, cái thơm đặc biệt của loài hoa này. Cậu bé nào mà chả thích đá những quả sấu rụng cho nó lăn trên hè. Một cánh ngọc lan rụng trên vai ở phố vắng hương thoang thoảng làm người ta nhớ mãi. Những chàng học sinh lãng mạn ở Trường Bưởi xưa thế nào cũng liên tưởng đến đoạn văn về Paris của Anatole France. Có người đem ép vào sách, cho đến khô mà những cánh hoa ấy vẫn thơm. Phố xưa chỉ có những chiếc xe đạp nhẹ nhàng chậm rãi. Còn gì duyên dáng hơn những tà áo dài nhẹ bay theo bước chân thiếu nữ. Người xưa ăn nói cư xử thanh lịch, tôn trọng nhau lắm. Đó là cái văn minh mà Thăng Long - Hà Nội đã từng có mà có lẽ còn lâu mới đạt lại được. Có lẽ cái hồn, cái văn minh của một xã hội, một thành phố không ở những cửa hàng xa hoa, những xe cộ bóng loáng, mà là cái cách người ta sống, nói năng, cư xử với nhau và với đất trời.
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Ngày xưa ...
Trời Hà Nội chiều nay ảm đạm trong những cơn gió lạnh từ phương Bắc. Trong cái ngày Thứ Bảy và lại còn là ngày cuối cùng của năm này, phố xá vẫn náo nhiệt xe cộ đi lại rầm rập, hàng hóa tràn ngập, buôn bán vẫn hối hả như mọi ngày. Cái “bề nổi” này của Hà Nội dường như chèn ép, che lấp đi cái “bề chìm”, cái hồn xưa của nó. Trong một cái ngõ hẹp sâu hút ở phố cũ ầm ỹ ấy có một quán cà-phê thật tĩnh mịch. Tưởng như nghe thấy cả tiếng cà-phê nhỏ giọt. Một con ong vo ve trên những bông hoa nhỏ. Một vài bức ảnh đen trắng cũ kỹ chụp phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ trước. Một khung cảnh như thế dễ làm người ta trôi về quá khứ xa xăm lắm. Bỗng nghe đâu đó có tiếng leng keng như tiếng chuông tàu điện xưa ở Bờ Hồ. Phố xưa yên tĩnh lắm. Tối khuya thỉnh thoảng có người đi ngoài phố mà huýt sáo thì tiếng sáo vang khắp phố. Với cái lạnh của Hà Nội thì mùi thơm lan khắp phố của một hàng phở khuya có sức cuốn hút lạ kỳ. Nhất là sau khi người ta đạp xe lên cái dốc Hàng Gai mà nay khó cảm thấy vì đi xe máy. Vỉa hè xưa thoáng đãng. Không ai vội vã chen lấn cả. Thỉnh thoảng có cái mùi hoa sấu thơm nhè nhẹ, cái thơm đặc biệt của loài hoa này. Cậu bé nào mà chả thích đá những quả sấu rụng cho nó lăn trên hè. Một cánh ngọc lan rụng trên vai ở phố vắng hương thoang thoảng làm người ta nhớ mãi. Những chàng học sinh lãng mạn ở Trường Bưởi xưa thế nào cũng liên tưởng đến đoạn văn về Paris của Anatole France. Có người đem ép vào sách, cho đến khô mà những cánh hoa ấy vẫn thơm. Phố xưa chỉ có những chiếc xe đạp nhẹ nhàng chậm rãi. Còn gì duyên dáng hơn những tà áo dài nhẹ bay theo bước chân thiếu nữ. Người xưa ăn nói cư xử thanh lịch, tôn trọng nhau lắm. Đó là cái văn minh mà Thăng Long - Hà Nội đã từng có mà có lẽ còn lâu mới đạt lại được. Có lẽ cái hồn, cái văn minh của một xã hội, một thành phố không ở những cửa hàng xa hoa, những xe cộ bóng loáng, mà là cái cách người ta sống, nói năng, cư xử với nhau và với đất trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét