"Trong vòng một thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa với cả bệ phóng trên biển cũng như trên bộ, 8 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, 20 tàu ngầm tấn công, hơn 50 chiến hạm và khoảng 100 máy bay quân sự, hơn 600 phi cơ chiến đấu thế hệ mới, hơn 1.000 trực thăng, 28 trung đoàn tên lửa phòng không, 38 sư đoàn phòng không, 10 lữ đoàn tên lửa chiến thuật, hơn 2.300 xe tăng thế hệ mới, khoảng 2.000 pháo tự hành và hơn 17.000 xe quân sự”.
Thế là rõ rồi: Ông tin vào súng đạn. Ông hứa như thế vì ông biết rõ cử tri Nga tin vào sức mạnh, vào vũ khí, vì họ luyến tiếc cái thời siêu cường của Liên Xô, cái mặc cảm khó chịu của dân Nga khi bị Mỹ “qua mặt”, một mình “làm mưa làm gió” trên thế giới sau khi Liên Xô tan rã, rồi nay lại thêm TQ ráo riết tăng cường vũ khí, lăm le trở thành một siêu cường mới ngay cạnh nước Nga. Một nước Ấn độ với hàng trăm triệu người còn nghèo đói nhưng cũng vẫn lao vào cuộc chạy đua sức mạnh. Nghe nói họ sẽ bỏ ra hơn 10 tỷ Đô-la để mua thêm máy bay chiến đấu. Ấn độ được tiếng là có nền dân chủ phát triển. Vậy có thể hiểu là không phải ông thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng hay nhóm cá nhân nào khác có quyền ra một quyết định lớn như thế, mà hẳn là phải được quốc hội - đại biểu của nhân dân đồng ý. Nghĩa là ngay ở Ấn độ, đất nước quê hương của tinh thần “non-violence” tạm dịch là “bất bạo động” do Gandi khởi xướng, người ta vẫn tin vào điều ngược lại hơn. Khỏi phải nói tới các chế độ độc tài dựa vào bạo lực và đàn áp thì tăng cường quân đội và vũ khí là chuyện dĩ nhiên. Như vậy, có lẽ “hòa bình” chỉ là một giải pháp chiến tranh với chi phí thấp. Còn nếu không giải quyết được bằng “hòa bình”, người ta sẽ “rút súng” ra ngay với một “thông điệp” rõ ràng: Muốn hòa bình - nghĩa là đầu hàng - hay chiến tranh?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét