Ở Hà Nội đang có một trong rất ít
sự kiện lôi cuốn sự chú ý của truyền thông toàn thế giới. Đó là cuộc gặp của TT
Mỹ Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Câu hỏi là tại sao lại VN, tại
sao HN? Cả Mỹ lẫn BTT đều có những lý do riêng để đến HN. Mỹ thì có vẻ như muốn
khuyến khích BTT đi theo con đường của VN, một nước từng trải qua một cuộc
chiến ác liệt, đẫm máu với Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Nam Hàn, từng bị cấm
vận, cô lập, kiệt quệ, đói khổ cùng cực cho đến tận cuối những năm 90, từng bị
các nước anh em cùng phe XHCN bỏ mặc, từng bị người “đồng chí” phương bắc phản
bội và xâm lược tàn bạo. Vậy mà VN đã vượt qua tất cả những khó khăn ghê gớm
đó, trở thành một nước khá phồn vinh về kinh tế, đời sống của đa số dân chúng
được cải thiện đáng kể, có quan hệ quốc tế tương đối tốt kể cả với BTT và Hàn
Quốc, Mỹ và TQ, trong khi vẫn duy trì một hệ thống chính trị gần tương tự như
BTT. BTT thì dường như muốn tìm kiếm một lối thoát khỏi tình trạng hiện tại
không mấy dễ chịu. Với một nền kinh tế đóng kín và có lẽ rất yếu, đại đa số
nhân dân bị đói khổ và không có những tự do tối thiểu, bị Mỹ và đồng minh cô
lập và cấm vận hàng chục năm qua – đã từng phải nhận “gạo cứu đói’ của VN – lại
phải duy trì một quân đội khổng lồ và một chương trình hạt nhân tên lửa vô cùng
tốn kém để đối đầu với một Hàn Quốc hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, đã thế
lại còn được che chở bởi “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ. Lãnh đạo BTT hẳn có lẽ đã
nhận thấy rằng họ khó mà tồn tại bền vững về lâu về dài. Mặt khác thì có lẽ Mỹ
cũng nhận thấy không nên tiếp tục ép BTT nữa. Nói nôm na theo kiểu người Việt
là “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”. Mới đây thôi thì
BTT đã hành xử gần như là một kẻ như vậy. Họ dọa “xóa sổ” nước Mỹ bằng vũ khí
hạt nhân. Không ai dám chắc rằng BTT không dám làm như vậy khi trong tay họ đã
có – hoặc gần có - tên lửa hạt nhân đủ mạnh để phóng đến Mỹ. Hàn Quốc giàu mạnh
là vậy nhưng vẫn thấp thỏm sống trong tầm bắn của hàng ngàn khẩu pháo tầm xa
của BTT mà khi phát hỏa sẽ biến Seoul thành tro bụi. Bởi vậy nếu BTT thoát khỏi
tình trạng hiện tại thì sẽ có lợi không chỉ cho BTT và Mỹ, mà còn cho cả Hàn
Quốc, Nhật Bản. Cả TQ và Nga thì không khó để nhận ra một hậu quả dễ thấy mà họ
phải hứng chịu bởi một cuộc chiến Triều Tiên mới: hàng vạn, thậm chí hàng triệu
dân tỵ nạn BTT. Nhưng có một điều kiện tiên quyết BTT phải thỏa mãn: từ bỏ vũ
khí hạt nhân! Đó quả là một việc cực kỳ khó chấp nhận với lạnh tụ Kim. Khi
không có vũ khí hạt nhân trong tay, ông ta chả còn gì để “mặc cả” với Mỹ nữa.
Ông ta hẳn là phải biết câu chuyện của Ucraina. Khi LX tan rã vào năm 1991,
Ucraina có trong tay cả một kho vũ khí hạt nhân còn lớn hơn của cả Anh Pháp
cộng lại. Nhưng sau đó, phương Tây và Nga đã “dỗ dành” Ucraina từ bỏ vũ khí hạt
nhân để đổi lấy các lợi ích kinh tế cộng với sự “bảo đảm” an ninh của Nga. Tất
cả vũ khí hạt nhân của Ucraina sau đó được chuyển sang Nga. Mọi việc có vẻ ổn
cho đến năm 2004 khi mà ở Ucraina xảy ra “cách mạng cam” để thoát Nga và vào
EU-NATO. Từ đó, Ucraina đối đầu với một nước Nga khổng lồ trong một thế yếu. Đã
thế, phương Tây lại có vẻ không vội vã gì trong việc cho Ucraina tham gia câu
lạc bộ của họ. Đây chính là lúc vị lãnh tụ trẻ Kim có những quyết đinh “sống
còn” cho đất nước và nhân dân mình. Mặc dù có rủi ro không nhỏ, nhưng nếu từ bỏ
vũ khí hạt nhân, BTT may ra có thể thoát khỏi bế tắc hiện tại. Nếu một phép màu
xảy ra, hai miền Bắc-Nam có thể thống nhất và trở thành một cường quốc như Nhật
Bản trong một tương lai không xa. Nhưng điều đó sẽ có thể là rủi ro lớn cho
triều đại họ Kim: Lúc đó Ô Kim trẻ có thể sẽ không còn trị vì được BTT như cách
gia tộc nhà ông vẫn làm trong nhiều thập niên qua. Đó là điều ông ta có thể
mất. Nhưng ông sẽ được một điều lớn hơn: ghi danh mình vào lịch sử bán đảo
Triều Tiên và thế giới như là một người có công lớn bằng việc hy sinh quyền lợi
của gia tộc và cá nhân mình vì hòa bình và hạnh phúc của nhân dân hai miền trên
bán đảo Triều Tiên, cả vùng Đông Bắc Á và có thể cả TG nữa. Nói như thế có lẽ
cũng không quá bởi khi chiến tranh hạt nhân nổ ra , không ai biết loài người có
còn tồn tại nữa hay không. Tối nay hai ông Trump và Kim sẽ gặp nhau ở ks lịch
sử Metropole Hà Nội. Đó là nơi ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda từng lưu trú
trong chuyến đi phản đối cuộc chiến của Mỹ ở VN, nơi ca sỹ đồng quê Joan Baez
đã hát dưới mưa bom Mỹ, nơi Graham Green đã viết tiểu thuyết The Quite American
đầu những năm 50, nơi Charlie Chaplin đã ở khi đi trăng mật năm 1936. Có lẽ Việt
Nam ,
Hà Nội, ks Metropole sẽ có thêm một dòng đáng nhớ trong lịch sử. Nhưng tất cả
còn ở phía trước trong hai ngày tới. Cũng có thể ngay tối nay. Có lẽ - hy vọng
là thế - cả hai vị khách đặc biệt của nhà hàng Metropole tối nay đã nhận ra
điều đó?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét