Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Vở diễn cuộc đời

Phật nói được sinh ra làm người là một diễm phúc lớn. Trời Đất công bằng lắm. Ai cũng được một khoảng thời gian gần như nhau để “diễn” cái vai của mình trong vở kịch lớn “cuộc đời” - hay là tuồng, bi kịch, hài kịch, xiếc, ảo thuật, v.v. , gọi là gì tùy bạn. Diễn thế nào là tùy bạn. Dở thì người ta la ó, “mời” xuống, thậm chí có thể ném cà chua trứng thối hay tệ hơn thế. Hay thì người ta tán thưởng, khóc, cười, vỗ tay, đòi “bis”, thưởng tiền, danh hiệu, v.v. Hay dở thế nào thì vở diễn của bạn rồi cũng đến hồi kết vì thời gian không thể kéo dài hơn. Còn quá nhiều “diễn viên” đang chờ để lên “sân khấu”. Khi bạn rời sân khấu thì người ta sẽ quên bạn ngay, bởi người ta còn mải xem vở diễn của người khác. Hoặc người ta cũng có thể còn nhắc đến bạn và vở diễn của bạn một thời gian nữa. Nhưng rồi cuối cùng thì bạn cũng sẽ biến mất trong cái quá khứ mênh mông sâu thẳm như bao nhiêu người khác thôi. Bạn có nuối tiếc rằng mình vẫn chưa diễn xong, mình diễn hay quá nên muốn mọi người xem tiếp, v.v. thì cũng vô ích thôi. Hết giờ thì màn sẽ đóng ngay. “Người ta” sẽ lôi bạn vào hậu trường. Thế là hết. Cho nên, khi đang diễn thì đừng lo lắng là còn bao nhiêu giờ, hoặc là cuống lên hay buồn bã vì thấy thời gian sắp hết. Ta không thể quyết định rằng ta sẽ được diễn trong 80 hay 100 năm. Có một “ban giám khảo” theo dõi vở diễn của ta và họ có thể “ấn nút” không cho ta tiếp tục, giống như trong trò chơi “Tìm kiếm tài năng” ở Mỹ, Anh hay Việt Nam gần đây mới học theo. Cho nên bạn cứ “diễn” cho tốt cái vở của mình, hết sức mình, từng giờ từng phút, như là không có “khán giả” hay “ban giám khảo” nào cả.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét