Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Ai thắng, ai thua?


Hôm qua, dân TTCK New York bàng hoàng khi thấy chứng khoán lao dốc “không phanh”. Không biết có bao nhiêu tỷ đô-la đã “biến mất” sau một đêm yên lành ở NY. Đó là kết quả đòn trả đũa của TQ bằng cách áp thuế lên gần trăm tỷ đô-la hàng Mỹ. Không biết TT Mỹ có còn “hỷ hả” không như khi mới đây ông áp một mức thuế cao ngất lên hàng trăm tỷ đô-la hàng TQ. Không biết liệu dòng tiền-hàng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này có vì thế mà giảm sút nhiều không? Đã từ lâu rồi, hàng triệu dân Mỹ đã quá quen với việc tiêu dùng “xả láng” rất nhiều thứ hàng khá tốt với giá “cực rẻ” bởi chúng được Made in China rồi. Còn hàng trăm triệu dân TQ vẫn ngày ngày chăm chỉ như đàn kiến ở các công xưởng khổng lồ để làm ra Iphone và hàng vạn thứ khác cho dân Mỹ - và cả thế giới nữa – xài. Có lẽ chẳng ai có thể dừng cái chu trình sản xuất-xuất nhập khẩu - tiêu dùng đó cả. Nhưng “bàn tay vô hình” sẽ điều chỉnh cuộc chơi này. Ở TQ sản xuất có thể sụt giảm một chút, thất nghiệp tăng một chút. Ở Mỹ thì dân sẽ phải mua hàng giá cao hơn. Cả dân TQ và Mỹ sẽ chẳng được lợi lộc gì. Còn giới lãnh đạo hai nước có thể đạt được những mục tiêu chính trị gì thì dân thường không biết mà cũng chẳng quan tâm. Dù lãnh đạo có cho những mục tiêu của họ là “vì nước – vì dân”, người ta vẫn nghi ngờ - mà thường là đúng – rằng chúng chỉ là những chiêu trò ích kỷ mà thôi. Chiến tranh - dù là thương mại hay bom đạn – nhiều khi không rõ bên nào thắng cuộc. Nhưng “bên thua cuộc” thì bao giờ cũng rất rõ. Đó là hàng triệu thường dân bị thiệt thòi trong chiến tranh thương mại, hay hàng triệu binh lính và thường dân phải chịu tổn thất hy sinh trong chiến tranh bom đạn. Giới tinh hoa lãnh đạo giàu có thì không hoặc rất ít bị ảnh hưởng. Cho nên họ chẳng thèm quan tâm.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét