Có một truyện ngắn về một vị tướng của một nhà văn nổi tiếng. Sau nhiều năm chinh chiến, sống một cuộc đời oai hùng trong lửa đạn, đánh đông dẹp bắc, cuối cùng thì ông tướng ấy nghỉ hưu, về sống với con cháu ở quê nhà. Ông nhận ra rằng té ra cuộc sống nơi chiến trường lửa đạn lại còn dễ sống hơn cái đời thường trong hòa bình, nhàm chán, vô vị, tủn mủn, bần tiện, thô bạo. Không chịu đựng được nữa, ông lại lên đường về đơn vị cũ và chết ở mặt trận. Thực ra chúng ta cũng phần nào giống vị tướng kia. Bình thường khi bận rộn với công việc ở cơ quan, ở công ty, mặc dù có khi mệt mỏi nhưng ít khi ta cảm thấy nhàm chán, mà có khi còn cảm thấy hài lòng khi làm xong việc khó, như khi người nông dân cày xong thửa ruộng. Nhưng đến ngày nghỉ, nếu không “bận” một việc gì đó cho “ra tấm ra món” như chơi thể thao, đọc một quyển sách hay xem bộ phim đã có ý định từ trước, v.v. mà cứ “vật vờ” lúc xem TV, lúc internet thì dễ bị cảm giác chán ngán. Rồi đến khi về hưu, khi mà người ta cảm thấy có “nhiều” thời gian hơn mà không biết làm gì cho hết thì dễ rơi vào tình trạng “khủng hoảng” như vị tướng kia. Chả thế mà nhiều người sau khi nghỉ hưu lại vội vã đi làm ngay, một phần để duy trì thu nhập, nhưng cũng là để “lấp đầy” cái khoảng trống của sự rỗi rãi. Thiên nhiên không thích chỗ “chân không” và luôn có áp lực lấp đầy chỗ đó. Con người cũng vậy.
Tổng số lượt xem trang
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Áp lực của chân không
Có một truyện ngắn về một vị tướng của một nhà văn nổi tiếng. Sau nhiều năm chinh chiến, sống một cuộc đời oai hùng trong lửa đạn, đánh đông dẹp bắc, cuối cùng thì ông tướng ấy nghỉ hưu, về sống với con cháu ở quê nhà. Ông nhận ra rằng té ra cuộc sống nơi chiến trường lửa đạn lại còn dễ sống hơn cái đời thường trong hòa bình, nhàm chán, vô vị, tủn mủn, bần tiện, thô bạo. Không chịu đựng được nữa, ông lại lên đường về đơn vị cũ và chết ở mặt trận. Thực ra chúng ta cũng phần nào giống vị tướng kia. Bình thường khi bận rộn với công việc ở cơ quan, ở công ty, mặc dù có khi mệt mỏi nhưng ít khi ta cảm thấy nhàm chán, mà có khi còn cảm thấy hài lòng khi làm xong việc khó, như khi người nông dân cày xong thửa ruộng. Nhưng đến ngày nghỉ, nếu không “bận” một việc gì đó cho “ra tấm ra món” như chơi thể thao, đọc một quyển sách hay xem bộ phim đã có ý định từ trước, v.v. mà cứ “vật vờ” lúc xem TV, lúc internet thì dễ bị cảm giác chán ngán. Rồi đến khi về hưu, khi mà người ta cảm thấy có “nhiều” thời gian hơn mà không biết làm gì cho hết thì dễ rơi vào tình trạng “khủng hoảng” như vị tướng kia. Chả thế mà nhiều người sau khi nghỉ hưu lại vội vã đi làm ngay, một phần để duy trì thu nhập, nhưng cũng là để “lấp đầy” cái khoảng trống của sự rỗi rãi. Thiên nhiên không thích chỗ “chân không” và luôn có áp lực lấp đầy chỗ đó. Con người cũng vậy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét