Sau một cơn gió lạnh đầu đông từ phương Bắc tràn về, lá vàng rụng đầy hè phố. Vào đầu mùa xuân năm trước, khi mùa đông lạnh giá qua đi, những chiếc lá bé tí và xanh mởn mới nhú lên đầu cành. Được hưởng nguồn “sữa” từ cây mẹ, nắng ấm mặt trời và tắm mát bằng mưa xuân, chúng lớn lên nhanh lắm. Đến đầu hè, khi nắng bắt đầu oi ả, chúng đã thành những chiếc lá xanh xẫm đầy đặn. Chúng bắt đầu cần mẫn ngày đêm “làm việc”,thu gom khí các-bô-nic và chuyển hóa thành ô-xy. Công việc này vô cùng quan trọng vì nó duy trì sự sống của loài người. Nhưng chiếc lá chẳng hề “quan trọng hóa” công lao to lớn đó. Suốt mùa hè, trẻ em chơi dưới bóng mát của chúng. Những chị nông dân thanh thản ngồi nghỉ bên gốc cây sau khi đã bán hết gánh rau tươi ở chợ. Ông thợ cắt tóc già thư thả đọc báo khi chờ khách. Đêm hè khi gió Nam thổi mát rượi, những chiếc lá lại lao xao như thể tán chuyện với nhau vậy. Mùa hè cùng bao nhiêu mưa nắng nhanh chóng trôi qua, mùa thu lại đến. Giống như người có tuổi tóc hoa râm, chiếc lá ngả màu vàng. Nó rực lên trên nền trời xanh biếc và nắng vàng mùa thu. Rồi gió phương Bắc như những bàn tay lạnh giá bứt chúng khỏi cây để trải đầy trên bãi cỏ, trên những chiếc ghế đá, tô điểm cho chỗ ngỗi của những đôi trai gái, những cụ già đi dạo ở công viên. Không ai có thể thờ ơ với cái đẹp của mùa thu vàng, nhất là ở những xứ ôn đới như nước Nga. Nhưng rồi trời bắt đầu lạnh buốt. Không ai để ý đến những chiếc lá nữa. Có vẻ như chúng bắt đầu vô dụng? Những chiếc lá bắt đầu khô héo. Xưa kia, khi còn ít điện và chưa có khí đốt, đó là lúc trẻ con bắt đầu đi quét lá khô về đun bếp. Những khi rét quá, ở nông thôn, người ta còn đốt lá để sưởi ấm và lót lá làm chỗ nằm cho đỡ lạnh. Những chiếc lá hết thời ấy vẫn âm thầm góp sức cho cuộc sống. Những chiếc bị “bỏ quên” dưới gốc cây thì dần dần nát ra, rồi nước mưa làm cho thấm vào đất. Như con người, chúng cũng “trở về với cát bụi” một cách lặng lẽ, không chút ầm ỹ. Ở dưới đất, chúng dần thành đất để lại nuôi cây, nuôi những chiếc lá mới. Đời chiếc lá ngắn ngủi, lặng lẽ, khiêm tốn mà vẫn thật quan trọng và có ích như thế. Đời con người chúng ta thực ra cũng chỉ như chiếc lá bé nhỏ kia. Ta cũng phải chịu bao nắng gió và bão táp mưa sa, mà cuộc đời cũng thật ngắn ngủi và tội nghiệp. Con người chúng ta có khi còn phải học ở chiếc lá bé nhỏ kia cái đức khiêm nhường. Khi trẻ, lúc già và ngay cả khi chết vẫn đóng góp hết sức cho đời mà chẳng bao giờ kể lể công lao.
Tổng số lượt xem trang
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Chiếc lá vàng
Sau một cơn gió lạnh đầu đông từ phương Bắc tràn về, lá vàng rụng đầy hè phố. Vào đầu mùa xuân năm trước, khi mùa đông lạnh giá qua đi, những chiếc lá bé tí và xanh mởn mới nhú lên đầu cành. Được hưởng nguồn “sữa” từ cây mẹ, nắng ấm mặt trời và tắm mát bằng mưa xuân, chúng lớn lên nhanh lắm. Đến đầu hè, khi nắng bắt đầu oi ả, chúng đã thành những chiếc lá xanh xẫm đầy đặn. Chúng bắt đầu cần mẫn ngày đêm “làm việc”,thu gom khí các-bô-nic và chuyển hóa thành ô-xy. Công việc này vô cùng quan trọng vì nó duy trì sự sống của loài người. Nhưng chiếc lá chẳng hề “quan trọng hóa” công lao to lớn đó. Suốt mùa hè, trẻ em chơi dưới bóng mát của chúng. Những chị nông dân thanh thản ngồi nghỉ bên gốc cây sau khi đã bán hết gánh rau tươi ở chợ. Ông thợ cắt tóc già thư thả đọc báo khi chờ khách. Đêm hè khi gió Nam thổi mát rượi, những chiếc lá lại lao xao như thể tán chuyện với nhau vậy. Mùa hè cùng bao nhiêu mưa nắng nhanh chóng trôi qua, mùa thu lại đến. Giống như người có tuổi tóc hoa râm, chiếc lá ngả màu vàng. Nó rực lên trên nền trời xanh biếc và nắng vàng mùa thu. Rồi gió phương Bắc như những bàn tay lạnh giá bứt chúng khỏi cây để trải đầy trên bãi cỏ, trên những chiếc ghế đá, tô điểm cho chỗ ngỗi của những đôi trai gái, những cụ già đi dạo ở công viên. Không ai có thể thờ ơ với cái đẹp của mùa thu vàng, nhất là ở những xứ ôn đới như nước Nga. Nhưng rồi trời bắt đầu lạnh buốt. Không ai để ý đến những chiếc lá nữa. Có vẻ như chúng bắt đầu vô dụng? Những chiếc lá bắt đầu khô héo. Xưa kia, khi còn ít điện và chưa có khí đốt, đó là lúc trẻ con bắt đầu đi quét lá khô về đun bếp. Những khi rét quá, ở nông thôn, người ta còn đốt lá để sưởi ấm và lót lá làm chỗ nằm cho đỡ lạnh. Những chiếc lá hết thời ấy vẫn âm thầm góp sức cho cuộc sống. Những chiếc bị “bỏ quên” dưới gốc cây thì dần dần nát ra, rồi nước mưa làm cho thấm vào đất. Như con người, chúng cũng “trở về với cát bụi” một cách lặng lẽ, không chút ầm ỹ. Ở dưới đất, chúng dần thành đất để lại nuôi cây, nuôi những chiếc lá mới. Đời chiếc lá ngắn ngủi, lặng lẽ, khiêm tốn mà vẫn thật quan trọng và có ích như thế. Đời con người chúng ta thực ra cũng chỉ như chiếc lá bé nhỏ kia. Ta cũng phải chịu bao nắng gió và bão táp mưa sa, mà cuộc đời cũng thật ngắn ngủi và tội nghiệp. Con người chúng ta có khi còn phải học ở chiếc lá bé nhỏ kia cái đức khiêm nhường. Khi trẻ, lúc già và ngay cả khi chết vẫn đóng góp hết sức cho đời mà chẳng bao giờ kể lể công lao.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét