Tổng số lượt xem trang
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Giá trị của Khổ đau
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
Con thuyền nhỏ
Có một con thuyền nhỏ chơi vơi
Cánh
buồm cô đơn giữa biển khơi
Ơn
Trời gặp em ngọn đèn ấy
Bến
bờ hạnh phúc đã tới nơi
Tặng H. -
Kỷ niệm 21/3/12
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
Con Kiến và Cành Đa
Vẫn chưa quá muộn!
Trong lúc Việt Nam đang cử ngày một đông các kỹ thuật viên trẻ tuổi ra nước ngoài để đào tạo vận hành điện hạt nhân là loại công nghệ có độ rủi ro đầy tranh cãi, thì theo các chuyên gia, trong nước có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan, thiếu minh bạch, tham vọng quá mức, quản lý yếu kém là những yếu tố có thể góp phần dẫn đến thảm họa như tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái. Thế mà Nga và Nhật lại nằm trong số các nước từng bị thảm họa hạt nhân lại đang "ra sức" bán công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam. GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng Quốc gia nói: "Tôi không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu sang các nước kém phát triển những thứ mà trong nước họ đã chối bỏ." Thực ra Nhật Bản đã từng “xuất khẩu” sang Việt Nam những thứ mà họ đã vứt ra bãi rác như xe máy, máy giặt, đồ điện tử cũ, thì nay họ chỉ làm một việc họ vẫn làm thôi. Nghe nói Tokyo đã hủy bỏ các kế hoạch xây dựng thêm 14 lò phản ứng hạt nhân. Trước thảm họa, Nhật Bản có 54 lò phản ứng, nhưng hiện nay phần lớn đã dừng hoạt động. Có lẽ điều mà GS Hiển không muốn nói thẳng ra được GS Nhẫn chuyên về năng lượng nguyên tử ở Pháp, từng là cố vấn chiến lược của Tập đoàn Pháp Electricité de France, nói rõ: "Chương trình của Việt Nam quá tham vọng, không những nguy hiểm mà còn tốn tiền và không có lợi gì hết. Bây giờ chưa muộn, muốn thì dừng được ngay. Bao giờ đã xây rồi thì tháo gỡ một nhà máy sẽ tốn kém hàng chục tỷ đô-la, tốn ba, bốn, năm chục năm". GS Nhẫn tin rằng các công ty cung cấp công nghệ điện hạt nhân đang cố bán hàng cho Việt Nam vì họ đã "chót đầu tư" và nay lại bị chính trong nước họ không cho lắp đặt, vận hành, nên tìm cách bán thứ công nghệ mà ông cho là "đã lỗi thời" và không có tương lai sang các quốc gia kém phát triển "chỉ vì lợi nhuận". Ông nói: "Họ làm là để họ bán. Nhật không thể nào xây ở trong nước họ được. Nga thì ẩu, nếu họ làm thì sẽ bị một Chernobyl khác. Mỹ ba chục năm nay họ không xây nữa, chỉ làm để bán. Vì đã đầu tư rồi thì họ muốn bán. Nay mình mua thì như là mua đồ tồn kho vậy. Hàn Quốc cũng muốn thương mại. Vấn đề là các công ty của họ chỉ muốn thu lợi vì họ đã lỡ đầu tư. Mỗi nước đã bỏ ra hàng trăm tỷ đô la. Chỉ có nước Đức đáng phục là họ đã bỏ ra 300-400 tỷ đô la rồi mà họ vẫn rút lui. Bây giờ ở Pháp, Anh, Đức, Mỹ, tất cả các nước có công nghệ mạnh, không thể nào tìm được một miếng đất để xây lò mới. Không có làng xã nào cho thuê đất để làm nhà máy điện hạt nhân”. Thiết nghĩ những người có trách nhiệm ở Việt Nam nay có một cơ hội để chứng tỏ họ thực sự vì nước vì dân như họ vẫn nói. Còn người dân Việt Nam thì nay cũng nên ý thức rằng họ có quyền quyết định trong những việc mà nếu không thành thì chính họ là những người sẽ phải gánh chịu hậu quả to lớn khó lường trước. Vẫn còn chưa quá muộn!
Bầy đàn
Nhiều người ở Việt Nam, nhất là các bạn trẻ để tóc, râu dài, hoặc cắt “trọc”, xăm hình lên người, mặc áo quần và dùng trang sức “độc”, đi xe “khủng” và các thứ đại loại như vậy để cố khác người, vượt lên trên, gây chú ý. Nhưng 52.000 người Amerasians – tạm dịch là người Á lai Mỹ, trong đó nhiều người lai Mỹ da đen - ở Phi-lip-pin thì chỉ mong được như mọi người. Từ nhỏ, những trẻ lai này luôn bị trêu chọc, khinh miệt, thậm chí bị bắt nạt, đánh đập chỉ vì chúng không giống mọi người. Lớn lên, họ lại tiếp tục bị kỳ thị khắp mọi nơi, không được học, không xin được việc làm vì màu da đen của mình và vì bị coi là con cái của những phụ nữ bán dâm cho quân đội Mỹ khi họ đóng quân ở đây trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Nhiều loài chim, thú, côn trùng sống theo đàn. Con người vốn có nguồn gốc xa xưa từ loài vật, cũng sống như vậy. Cái tập quán “bầy đàn” đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đó là cách dựa vào nhau để được an toàn và cùng tồn tại. Xưa kia “bầy đàn” nhỏ, chỉ hạn hẹp trong phạm vi cùng làng, nước, hay cùng chủng tộc. Hitle và các lãnh tụ Đức Quốc xã cũng đã tin như vậy. Họ đã ra sức vun đắp cho cái bầy đàn gồm những người mà họ cho là thuộc chủng tộc “thượng đẳng” Aryan, với da trắng, tóc vàng, mắt xanh bằng cách loại bỏ những bầy đàn khác. Thế là họ gom hàng triệu người Do Thái, Digan, v.v. từ khắp châu Âu, dùng tàu hỏa đưa về các trại tập trung như Ausơvich rồi đưa ngay vào các phòng kín, xì khí độc giết chết rồi cho vào lò thiêu thành tro. Nhưng kết quả cuối cùng mà họ thu được là sự hủy diệt của Đức Quốc Xã. Ngày nay, sự giao lưu của loài người rộng hơn xưa rất nhiều. Chỉ bó hẹp trong làng, nước, cùng tôn giáo hay tư tưởng có lẽ lại thành ra khó tồn tại hơn. “Bầy đàn” thì cũng không sao, nhưng nên mở rộng các giới hạn hơn. Nước Mỹ có lẽ mạnh vì “cái đầu” họ rộng nên “bầy đàn” của họ chấp nhận mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, đảng phái, v.v. miễn là tuân thủ pháp luật và hoàn thành các nghĩa vụ công dân. Có lẽ vì thế mà họ đã thu nạp được những cá nhân giỏi giang nhất từ khắp nơi trên thế giới. Trong số đó có những người Do Thái phải trốn chạy Đức Quốc Xã trước kia như Anhxtanh, hay như gần đây là một nhà toán học người Việt xuất sắc vừa được giải thưởng “Nôben Toán học”.
Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012
Bài học của cô bé lớp 10
Có một cô bé lớp 10 ở Hà Nội phải ngồi xe lăn vì bị bệnh “xương thủy tinh” – một bệnh khá là quái ác, nói nôm na là xương không phát triển đầy đủ, yếu, mềm, dễ gãy vỡ và nhiều biến chứng sang các phần khác của cơ thể. Với một cơ thể như thế, sẽ là bình thường nếu cô bé ấy cứ ngồi đó nhìn các bạn cùng lớp chạy nhảy vui đùa, buồn bã cho số phận hẩm him của mình và mong chờ sự thương hại của mọi người. Nếu em cứ ngồi yên một chỗ để cho cha mẹ và mọi người phục vụ thì cũng là ngoan lắm rồi. Nhưng hình như Trời không cho ai tất cả mà cũng không lấy đi của ai tất cả, hoặc lấy cái này thì bù lại cái khác. Và đây là cách mà Trời “bù” cho em. Khi em cất tiếng hát trong cuộc thi trên truyền hình, khuôn mặt, đôi tay và cả người em như rạng ngời lên một tình yêu cuộc sống, như thể em sinh ra là để sống hạnh phúc vậy. Cái tình cảm mãnh liệt ấy ngay lập tức truyền sang hàng ngàn hàng vạn người xem TV. Nhiều người lớn tuổi phải thú nhận rằng họ đã khóc. Mà chưa chắc là vì thương xót em thân phận tàn tật. So với em, họ thấy mình hèn yếu, bé nhỏ làm sao. Em đã làm thức dậy cái tình yêu cuộc sống trong họ mà lâu nay bị cái cuộc mưu sinh vất vả nhọc nhằn đè lấp mất. Họ hiểu ra rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào ta có cái gì, mà ta có bằng lòng, có yêu những gì mình có không. Từ đây, có thể họ sẽ thoát ra khỏi cái buồn chán hàng ngày và đi tìm niềm vui trong chính mình. Cám ơn em, một cô gái bé nhỏ đã cho chúng ta một bài học không nhỏ.
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012
Tham, Sân, Si là gì?
Hiệu thuốc nào cũng bày bán đủ loại, thứ tốt, phù hợp với ta và thứ xấu, không phù hợp với ta, thậm chí độc hại, đều có. Chợ nào cũng đủ loại thức ăn, món ngon, bổ dưỡng và món hại sức khỏe đều có. Xã hội nào cũng có những thứ những người làm ta thèm muốn hoặc ghét bỏ, muốn mà không được hoặc ghét mà không diệt được thì bực tức. Lại cũng luôn có những thứ làm ta si mê lầm lẫn. Cho nên sống ở đời nào cũng không dễ. Phật biết rõ nên đã tổng kết tất cả những thứ đó là tham, sân, si mà người ta ít nhiều ai cũng có. Chúng làm ta khổ như bị tù đày nên muốn hết khổ thì phải học cách kiểm soát - gọi là tu - để giảm dần rồi đi đến bỏ hết chúng thì ta mới được giải thoát và đến được cõi niết bàn mà có thể hiểu nôm na theo ngôn ngữ ngày nay là tự do.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)