Vào giữa thế kỷ 19, có một người Đức tên là Karl
Marx không thích cái cách xã hội loài người lúc đó được vận hành mà ông gọi là
“người bóc lột người” và tìm cách thay đổi. Ông tin rằng phải xóa bỏ cái chế độ
đó mà ông gọi là “chủ nghĩa tư bản” trong đó mọi thứ đều là của riêng của các
cá nhân để thay bằng một xã hội kiểu mới mà ông gọi là “chủ nghĩa cộng sản”
trong đó mọi thứ đều là của chung của tất cả mọi người. Ý tưởng đó hẳn là có sức
lôi cuốn mạnh mẽ lắm nên mới có nhiều người theo. Ở nước Nga, người ta theo
Lenin làm cách mạng tháng 10 năm 1917 và nhiều năm sau đó cố hết sức biến những
ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản thành hiện thực bằng công sức lao động và sự hy
sinh vô bờ bến của hàng triệu người. Điều tương tự cũng xảy ra ở TQ vào năm
1949. Đã có lúc tưởng chừng như cái lâu đài nguy nga của chủ nghĩa cộng sản sắp
hoàn thành. Thế rồi bỗng dưng vào năm 1991, cái lâu đài vĩ đại có tên là Liên
Xô bỗng nhiên sụp đổ tan tành. Điều tương tự cũng xảy ra ở TQ. Chỉ khác
là ở TQ người ta vẫn giữ cái vỏ cũ, vẫn lá cờ ấy mà thay bằng một cái “ruột”
hoàn toàn khác, ngược lại hoàn toàn với những gì mà người ta “sống chết” tin
theo và buộc hàng tỷ người phải theo trước đây. Ở Nga, cái cơ chế “người bóc lột
người” lại được tái lập, mà có lẽ còn tàn bạo hơn. Các ngài tỷ phú mới ở Nga
vênh vang với những đống của cải mà họ “nhanh tay” vơ vét được khi Liên Xô sụp
đổ. Cái tinh thần “cách mạng” và “cộng sản” được dạy dỗ trong suốt 70 năm được
thay thế bằng những buổi giảng kinh thánh trong nhà thờ và trên truyền hình bởi
những “chính trị viên” kiểu mới – những cha cố đạo Ki-tô. Một tỷ phú người Mỹ
có làm ăn với TQ thì có nói rằng TQ ngày nay còn “tư bản” hơn cả Mỹ và các nước
tư bản khác. Các tổng thống Mỹ cũng đã từng có một ảo tưởng khác - ảo tưởng về
sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Thế là họ ra sức ngăn chặn, gây ra cuộc
chiến tranh Việt Nam thảm khốc làm chết hàng triệu người trong đó có 58.000
lính Mỹ. Thực ra thì đây chỉ là vài ví dụ trong vô vàn những ảo tưởng mà cái
trí óc của con người tạo ra. Người "thông minh" thì có những ảo tưởng
lớn. Người ít thông minh thì có những ảo tưởng nhỏ. Nhưng cả hai đều tin những ảo
tưởng đó là sự thật. Thế rồi người ta lại khổ đau và làm người khác khổ đau khi
không thể biến những ảo tưởng đó thành sự thật.
Tổng số lượt xem trang
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Thực và Đạo
Ít ai dám chắc rằng “ăn là để sống” hay “sống là để ăn”. Nhưng người ta có vẻ khá chắc rằng khi cái kẻ tầm thường thô thiển có tên là Dạ Dày lên tiếng thì các chính khách, triết gia, nhà thơ, nhà đạo đức, v.v. đều im bặt!
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
Kẻ tầm thường mãi mãi
Chúng ta thường không nhận ra hoặc không chịu nhận một sự thật rằng mình chỉ là một người tầm thường. Đó là điều đáng tiếc vì như vậy là ta chấp nhận sống cuộc đời của một kẻ tầm thường cả đời ta.
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
Lại nghĩ về đọc sách
Ta thường cho là cần đọc nhiều, sách chất đầy nhà mới có hiểu biết nhiều, vanh vách “đông tây kim cổ”. Có lẽ cái đó cũng tốt ở giai đoạn đầu, tạm gọi là đọc “rộng”. Nhưng dần dần, đến một lúc nào đó trong đời, người ta thu hẹp dần, hẹp dần, hẹp đến độ có khi chỉ vài quyển là đủ. Đó là giai đoạn tạm gọi là đọc “sâu”. Lúc này, mỗi ngày chỉ đọc vài trang, vài đoạn, vài câu, thậm chí chỉ một câu. Người xưa còn “cô” lại có khi chỉ còn một chữ. Đó là những chữ mà khi ngẫm nghĩ, nó làm hiện lên, làm rõ cả cuộc đời ta và soi sáng đường ta đi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)