Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Đấu tranh sinh tồn


Trong thiên nhiên, mọi loài đều phải cố gắng tranh đấu để tồn tại. Hổ báo phải săn bắt hươu nai để ăn. Hươu nai thì phải cố chạy thoát để được sống. Gấu và chim ưng vùng Alaska săn bắt cá hồi. Đàn cá hồi phải cố sức thoát thì mới đến được chỗ sinh sản. Cá đực còn phải cạnh tranh với nhau để giành được con cái. Khi xong “nhiệm vụ” thì chúng kiệt sức chết. Xác chúng là thức ăn nuôi được nhiều loại động vật và chim chóc khác sống sót qua mùa đông lạnh. Cạnh tranh để tồn tại và loài này làm thức ăn cho loài khác, đó là cái quy luật khắc nghiệt của sự sống trên Trái Đất. Con người đã qua hàng vạn năm tiến hóa để tự tách mình ra khỏi loài vật. Nhưng có lẽ về cơ bản chúng ta mới chỉ đạt đến giai đoạn “nửa người nửa thú” mà thôi. Có những người “phát triển” cao hơn, có “chỉ số người/thú ” cao, biết sống với tình thương dành cho đồng loại và vạn vật. Nhưng có những người vẫn còn ở mức độ thấp. Bản năng tranh giành “thức ăn” và “con mái” vẫn cao. Những vụ án “tiền –tình” đầy trên báo chí hàng ngày là minh chứng cho điều đó. Suy rộng ra thì ở cấp quốc gia hay chủng tộc, có những người lãnh đạo rất giỏi và nhiều mưu lược nhưng chỉ số phát triển con người thì vẫn thấp. Điều đó có lẽ giải thích cho những hành động xâm lược ngang ngược từ xưa cho tới nay. “Thức ăn” không chỉ còn là theo đúng nghĩa đen như thời nguyên thủy, mà đã mở rộng thành đất đai, lãnh thổ, rồi nay thành vùng biển, dầu mỏ, v.v. Nhưng sự giành giật thì vẫn tàn bạo và khốc liệt, có lẽ còn hơn đời xưa vì ngày nay con người có trong tay những vũ khí hủy diệt mạnh hơn cung nỏ và đao kiếm nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét