Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Bệnh “thích làm thầy”

Khi đã có được một số bằng cấp và chức vụ kha khá để có thể hãnh diện đề vào trước tên mình trên danh thiếp và trên trang web cá nhân, v.v., đã đi được một số nơi, đã sống đến một tuổi gọi là đàn anh của thanh niên, đã có một số vốn sống lẫn tiền bạc tương đối khá, được sống trong một môi trường yên ổn và an toàn, được ngồi trong một căn phòng tiện nghi mùa hè máy lạnh mùa đông máy sưởi, có thể yên tâm tìm kiếm trên internet tốc độ cao mọi thứ kiến thức và giải trí, ta bắt đầu lên tiếng “dạy đời”. Đó là một “bệnh” khá phổ biến. Thực ra thì ta cũng chưa “biết” gì nhiều. Có uyên bác “Đông Tây Kim Cổ” đến mấy thì cũng chỉ là nhai lại kinh điển và những điều mà người khác đã nói rồi mà thôi. Hơn nữa cái quan trọng hơn kiến thức là có cảm thông được với người khác không. Cái này khó lắm bởi ta chỉ thích “thuyết giáo” thôi. Thế nên ít người muốn nghe. Mọi người sẽ phản ứng thế này: “ Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi !” Ngày xưa Phật đã dạy rằng mỗi người hãy là ngọn đèn, là người thày cho chính bản thân mình. Nếu ta tự cho mình là “giỏi” thì ta hãy “dạy dỗ” bản thân mình trước đi để xem rồi ta có bớt được cái máu ham quyền lực, háo danh, háo lợi, ham thú vui chút nào không. Nếu ta bớt được và dần dần bớt hết thì bỗng nhiên ta sẽ tỏa sáng, “hữu xạ tự nhiên hương”, như Đức Phật vậy mà chẳng cần đến những thứ kỹ thuật “marketing”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét