Tổng số lượt xem trang
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Đường mòn
Nhà văn TQ Lỗ Tấn có nói đại ý rằng xưa kia trên trái đất vốn không có đường, nhưng rồi người ta cứ đi mãi thì thành đường. Những con đường do bước chân người tạo ra như thế trong những khu rừng thường gọi là đường mòn. Có lẽ ông không chỉ nói về những con đường mòn trên mặt đất. Từ khi xuất hiện trên trái đất, có lẽ con người cũng bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống của mình. Cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi theo một lối thì lâu ngày cũng hình thành những lối mòn trong trí não. Tham lam, ích ỷ, ganh đua, kiêu ngạo, ganh tỵ, ghen tuông, hận thù, cô đơn, v.v. phải chăng là những đường mòn như vậy? Tại sao con người khổ đau hàng ngàn vạn năm qua vẫn cứ tiếp tục đi trên những “con đường đau khổ” ấy? Khi vào rừng mà thấy có một con đường mòn là người ta đi theo con đường ấy chứ ít ai nghĩ rằng nên tìm một lối khác. Người ta ngại những gì mới, những thứ không quen. Người ta muốn “ổn định” và ít rủi ro. Có phải đó chính là cái thói quen sống và suy nghĩ đã giam giữ con người trong khổ đau cả vạn năm qua? Tại sao không thể thay đổi? Xưa kia trên trái đất vốn không có đường…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét