Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Truyền thống và Bản sắc

  Người Việt Nam học chữ của người Trung hoa và đạo lý nhân nghĩa của các bậc thánh hiền của họ như Khổng Tử, Mạnh Tử kể từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ 19 là gần 2000 năm. Ấy thế mà cái học và những giá trị xây đắp hàng ngàn năm ấy lại mai một đi nhiều trước một nền văn hóa phương Tây hào nhoáng và thực dụng hơn do người Pháp truyền bá và áp đặt từ sau cuộc xâm lược của họ vào nửa cuối thế kỷ 19. Những gì còn sót lại được thời kỳ “Mỹ hóa” ở miền nam Việt Nam và “Liên Xô-Mao hóa” ở miền Bắc, rồi tiếp theo là thời kỳ chuyển sang “kinh tế thị trường” mà đại để là lại cho cá nhân tự do làm chủ và làm giàu làm mai một đi nữa. Đến thời kỳ cách mạng thông tin và toàn cầu hóa ngày nay, trước cuộc “xâm lăng” ồ ạt của lối sống trọng tự do cá nhân, tôn vinh thành công trong việc làm giàu và cổ vũ lối sống tiêu dùng thì những giá trị đó đang đứng trước nguy cơ mất hẳn. Bản sắc của dân tộc ngày càng mờ nhạt. Với thời gian, mọi thứ đều thay đổi.

Mặc dù một số truyền thống tốt cứ mai một dần, một số tập quán lạc hậu lại tỏ ra khá bền vững với thời gian. Ví dụ như tục bốc mộ của người miền Bắc Việt Nam. Cách đây 100 năm, nhà văn hóa Phan Kế Bính đã nói rằng tục này rất mất vệ sinh và trông rất thương tâm. Ấy thế mà từ ấy đến nay đã một thế kỷ trôi qua mà vẫn chưa thấy một nhà “cách mạng” nào dám hưởng ứng ý kiến của cụ Phan và lên tiếng phê phán hủ tục này.

Có khi truyền thống lại là những cản trở của tiến bộ và tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét