Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Tư tưởng lớn và lòng Dũng cảm

Cách đây 2000 năm, bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách Khổng Tử và chôn sống hàng trăm nhà nho chỉ vì họ theo tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử là điều trái ý nhà Tần. Bruno, nhà thiên văn Ý thế kỷ 17 bị giáo hội Thiên Chúa thiêu sống vì cho là Trái Đất chỉ là một hành tinh bình thường trong một vũ trụ bao la với vô vàn các hệ mặt trời khác. Ngay cả Đức Chúa Giê-Su cũng bị đóng đinh lên thánh giá vì tư tưởng nhân ái của ông làm cho các bạo chúa thời đó cảm thấy bị đe dọa. Ở thời nào cũng vậy, những tư tưởng lớn có tính đột phá và những nhà tư tưởng lớn thường phải đối mặt với với những cản trở to lớn của xã hội và nhất là những người cầm quyền thường không thích thay đổi vì sợ những rủi ro cho vị trí của họ. 

Chúng ta biết rõ khá nhiều sự thật, nhưng ít người đủ dũng khí để nói ra chứ chưa nói là còn dám có hành động để thay đổi. Ta sợ nói ra ta có thể mất những cái ta đang có như sự yên ổn, chức quyền và bổng lộc. Như thế ta lại còn được cho là “khôn”. Chỉ có bậc “đại trượng phu” không hề sợ hãi mới “dại dột” không sợ cường quyền, nói ra sự thật để phải đối mặt với khả năng mất tất cả, thậm chí cả cuộc sống của mình. Chẳng ai “dại” cả. Vì thế bậc “đại trượng phu” với tinh thần “Giàu sang không thay lòng đổi dạ – Nghèo khổ không làm cho hèn hạ – Uy vũ không thể khuất phục”  như Mạnh Tử từng nói xưa nay vẫn hiếm. Thiếu họ, xã hội khó tiến bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét